(CHG) Một xe tải chở lô hàng hóa gồm 2.350 chiếc mũ rộng vành, mũ lưỡi trai có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng như Chanel, Gucci, Louis Vuitton… đã bị lực lượng quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình phát hiện và thu giữ.
Lực lượng chức năng đang kiểm tra lô hàng hóa vi phạm.
Ngày 8/5 vừa qua, Đội Quản lý thị trường số 7, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông – Công an tỉnh tổ chức tuần tra, kiểm soát địa bàn. Khi đến Km 684 trên tuyến đường tránh lũ quốc lộ 1A thuộc địa phận xã Gia Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, tổ công tác đã đón dừng xe ô tô tải BKS 17C-048.09 đang lưu thông theo hướng từ Nam ra Bắc để kiểm tra theo thủ tục hành chính.
Qua kiểm tra, tổ công tác phát hiện trên xe vận chuyển 2.350 chiếc mũ rộng vành, mũ lưỡi trai các loại. Trên sản phẩm có gắn các nhãn hiệu nổi tiếng đã được bảo hộ tại Việt Nam như: Chanel, Gucci, Louis Vuitton, Dior, Christian Dior, Adidas, Nike, Balenciaga, New York Yankees (NY), Bos, Puma. Ước tính trị giá lô hàng khoảng 100 triệu đồng.
Thời điểm kiểm tra, lái xe Trần Văn Thìn (trú tại tỉnh Thái Bình) không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa. Nghi ngờ số hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng, Đội Quản lý thị trường số 7 đã quyết định tạm giữ toàn bộ hàng hóa để xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật.
Cùng thời gian này, Đội Quản lý thị trường số 2, Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Giang đã giám sát, buộc tiêu hủy hơn 14.000 sản phẩm giả mạo nhãn hiệu, nhập lậu của một tiểu thương trên địa bàn.
Số lượng hàng hóa vi phạm gồm: 10.872 gói dầu gội nhãn hiệu Sunsilk, Dove, Lifebuoy, Clear; 428 hộp kem đánh răng nhãn hiệu P/S, Close up; 36 gói bột giặt nhãn hiệu OMO. Đây là hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu của Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam đã được bảo hộ tại Việt Nam, 3.108 gói dầu gội đầu XMEN và 42 chai dầu gội đầu Sunsilk, Clear là hàng hóa nhập lậu.
Việc tiêu hủy nhằm xử lý nghiêm vi phạm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu nhãn hiệu và người tiêu dùng; góp phần tuyên truyền và nâng cao ý thức của người dân và doanh nghiệp, tổ chức trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hành vi phạm sở hữu trí tuệ và hàng không rõ nguồn gốc./.
Theo Điều 12 Nghị định 99 \/2013/NĐ-CP ngày 29/9/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Quy định về mức phạt đối với các hành vi sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý như sau: |
LTS: Chiều ngày 23/6, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra một thông điệp quyết liệt và không khoan nhượng: "Tuyên chiến với hàng giả, đấu tranh thường xuyên với tinh thần 'mỗi ngày đều là cao điểm', đặc biệt là quét sạch thuốc giả, thực phẩm giả." Thông điệp ấy không chỉ là một khẩu hiệu chính trị, mà là mệnh lệnh xuất phát từ thực tiễn bức bối, nguy hiểm và đầy nhức nhối của tình trạng hàng giả, thuốc giả, thực phẩm giả đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe nhân dân, làm suy yếu nền kinh tế, phá hoại uy tín của doanh nghiệp chân chính và bào mòn niềm tin vào thể chế quản lý nhà nước.
Xem chi tiết(CHG) UBND TP. Đà Nẵng vừa có các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với một doanh nghiệp và một hộ kinh doanh bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.
Xem chi tiết(CHG) Bộ Công an chính thức công bố danh sách 12 sản phẩm sữa bột bị xác định là hàng giả về chất lượng, đồng thời cho biết đang mở rộng điều tra đối với 72 sản phẩm khác của hai doanh nghiệp trong lĩnh vực dược và thực phẩm dinh dưỡng.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 14/5, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã ban hành quyết định đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc nhiều sản phẩm mỹ phẩm do vi phạm các quy định về nhãn mác và chất lượng.
Xem chi tiết(CHG) Từ đầu năm đến nay cơ quan chức năng đã triệt phá hàng loạt vụ sản xuất, buôn bán hàng giả quy mô lớn. Điển hình là các vụ làm giả sữa, thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe...
Xem chi tiết