Thái Nguyên: Thu giữ hàng nghìn lọ sa tế tôm giả mạo nhãn hiệu


(CHG) Tháng 11/2021, lượng lượng quản lý thị trường (QLTT) đã phát hiện một xưởng sản xuất và một kho chứa hàng nghìn sản phẩm sa tế tôm giả mạo nhãn hiệu Thuận Phát. Mới đây, lực lượng QLTT lại thu giữ hàng nghìn sản phẩm giả mạo tương tự.

Theo đó, ngày 30/9, Đội QLTT số 2 Cục QLTT Thái Nguyên đã kiểm tra đột xuất 2 cơ sở kinh doanh trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. Lực lượng chức năng phát hiện 726 sản phẩm sa tế tôm giả mạo nhãn hiệu Thuận Phát và 2.700 sản phẩm sa tế tôm xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Thuận Phát. Hai chủ hộ kinh doanh không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc của số hàng.

Lực lượng QLTT kiểm tra cơ sở kinh doanh

Làm việc với đoàn kiểm tra, chủ các cơ sở cho biết nhập hàng hóa trôi nổi trên thị trường về bán kiếm lời bởi sản phẩm có tem nhãn mác đầy đủ nên không biết rằng đây là sản phẩm giả mạo nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ. Đội QLTT số 2 đã tạm giữ toàn bộ số hàng hóa trên.

Ông Trần Khánh Phương, Đội trưởng Đội QLTT số 2 cho rằng, rất khó để người tiêu dùng có thể phân biệt bằng mắt thường giữa sản phẩm vi phạm và sản phẩm chính hãng bởi mẫu mã, hình thức của hai sản phẩm tương đối giống nhau. Điều đó cho thấy sự tinh vi của đối tượng, mập mờ thông tin để đánh lừa người tiêu dùng.

Cơ sở sản xuất sa tế bị phát hiện vào tháng 11/2021

Trước đó, vào ngày 11/11/2021, Cục Nghiệp vụ QLTT phối hợp với Cục QLTT Hà Nội và Cục QLTT Bắc Ninh đã ập vào xưởng sản xuất và kho chứa sản phẩm sa tế giả mạo nhãn hiệu Thuận Phát tại thôn Yên Khê (xã Yên Trường, huyện Gia Lâm, Hà Nội) và căn nhà tạm tại ngõ Cổng Dền (phường Phù Lưu, TP. Từ Sơn, Bắc Ninh).

Tại thôn Yên Khê, lực lượng chức năng phát hiện dây chuyền sản xuất theo hình thức không khép kín cùng số lượng lớn vỏ hũ, tem nhãn chưa sử dụng đựng trong các bao tải. Đồng thời thu giữ 21.000 lọ sa tế tôm nhãn hiệu Thuận Phát đã được đóng thành phẩm. Các sản phẩm đều có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nhãn hiệu Thuận Phát đã đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.

Căn nhà tại ngõ Cổng Dền do bà Đặng Thị Nga làm chủ. Lực lượng chức năng phát hiện 62 thùng “Sa tế tôm ngon Thuận Phát” với tổng cộng 7.000 hũ. Cũng như các sản phẩm được phát hiện tại thôn Yên Khê, số hàng này đều có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Thuận Phát.

Còn lại: 1000 ký tự
Quảng Ngãi: Xử phạt 2 cơ sở kinh doanh số lượng lớn thuốc lá điếu nhập lậu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ngãi, ngày 22/04/2024, ban hành các Quyết định xử phạt 2 cơ sở kinh doanh có hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu, với tổng số tiền 15.000.000đồng.

Xem chi tiết
Gia Lai: Xử phạt 01 cá nhân kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên môi trường internet

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Gia Lai ban hành quyết định xử phạt hành chính 01 cá nhân đang kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên moi trường internet, với số tiền bị xử phạt 28,5 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đắk Lắk: Xử phạt cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu trên thương mại điện tử

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 17 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh hàng hóa mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Tạm giữ 28 tấn đường kính trắng có dấu hiệu gian lận thời hạn sử dụng

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên kiểm tra, tạm giữ 28.000 kg đường kính trắng hiệu Mitr Phol. Bản tự công bố sản phẩm số: 12/TP/2022 ngày 03/08/2022 thể hiện thời hạn sử dụng sản phẩm là 02 năm kể từ ngày sản xuất, nhưng trên bao bì hàng hóa ghi NSX: 03/07/2022, HSD: 03/07/2025.

Xem chi tiết
Phú Yên: Tạm giữ số lượng lớn chiếc xe điện hai bánh có dấu hiệu vi phạm

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên kiểm tra, phát hiện tạm giữ 54 chiếc xe điện cùng 156 bình ắc quy các loại hiệu Tokyo có nhãn bằng tiếng nước ngoài không có dấu hợp quy, không có tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa.

Xem chi tiết
2
2
2
3