Thái Nguyên: Thu giữ lượng lớn hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ


Thực hiện đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong những tháng cuối năm 2023 (dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024), Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1, Cục Quản lý thị trường tỉnh, đã phát hiện, thu giữ lượng lớn hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Cụ thể, khoảng 16h30 ngày 20-12, tại tổ 18, phường Quang Trung (TP. Thái Nguyên), Đội QLTT số 1 kiểm tra xe ô tô tải hiệu Huyndai biển kiểm soát 30H-2378 do ông Nguyễn Minh Tuấn, hộ khẩu thường trú tại tổ 10, phường Gia Sàng (TP. Thái Nguyên), là lái xe kiêm chủ hàng, điều khiển. Tại thời điểm kiểm tra, trên xe có 10 bao hướng dương khô nhãn hiệu Coconut flavor loại 25kg/bao, 20 thùng hướng dương khô nhãn hiệu KAIXIN loại 5kg/thùng và nhiều bìa thùng các tông.

Tổ công tác kiểm kê các bao, thùng chứa hạt hướng dương nhập lậu.

Toàn bộ số hạt hướng dương trên là hàng hóa nhập lậu. Đáng lưu ý, khi được quét mã vạch, các bao tải lớn chứa hướng dương đều hiển thị nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc, nhưng khi được chia vào các thùng cát tông nhỏ, số hàng hóa này lại được “hô biến” thành sản xuất tại Việt Nam.

Tại cơ quan chức năng, ông Nguyễn Minh Tuấn khai nhận mua số hàng hóa trên tại Hà Nội rồi vận chuyển về Thái Nguyên để bán kiếm lời. Đội QLTT số 1 đã tạm giữ hàng hóa để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Trước đó, ngày 18/12/2023, Đội QLTT số 1 kiểm tra xe ô tô tải biển kiểm soát 29H-226.27 do lái xe Trần Thế Hiệp, trú tại xã Văn Hán (Đồng Hỷ), điều khiển. Thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên xe có 1.700 gói bột than tre, khối lượng 500g/1 gói, trên bao bì các gói hàng có ghi chữ nước ngoài, không thể hiện bất kỳ thông tin nào về nguồn gốc xuất xứ, không có thành phần cấu tạo; 300 gói thực phẩm viên bổ thận dương có nhãn hàng hóa, nhưng trên nhãn không có thông tin gì về nơi sản xuất hoặc xuất xứ.

Đ/c Nguyễn Hữu Lợi - Phó Cục trưởng trực tiếp chỉ đạo kiểm tra hàng hóa

Tổng trị giá số hàng trên là 57,1 triệu đồng. Qua xác minh, lô hàng này là của bà Hoàng Thị Hà, trú tại xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn). Bà Hà bước đầu khai nhận: Mặc dù biết rõ hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ nhưng vẫn mua về bán kiếm lời, khi đang vận chuyển thì bị lực lượng chức năng kiểm tra, phát hiện.

Đội QLTT số 1 đã ra quyết định tạm giữ toàn bộ tang vật vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật./.

Một số hình ảnh các vụ việc

Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Quảng Bình: Xử phạt 01 đối tượng vẫn chuyển hàng hóa với nhiều hành vi vi phạm

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Bình vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 01 đối tượng thực hiện vận chuyển hàng hóa về 03 hành vi vi phạm, với tổng số tiền phạt 130 triệu đồng.

Xem chi tiết
Gia Lai: Xử phạt 03 cơ sở kinh doanh livestream bán hàng giả mạo các nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Gia lai kiểm tra, xử phạt 03 cơ sở kinh doanh livestream bán hàng giả mạo các nhãn hiệu trên mạng xã hội, với tổng số tiền là 73.000.000 đồng.

Xem chi tiết
Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an

(CHG) Ngày 13/5, Bộ Công an phát đi thông tin cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an.

Xem chi tiết
2
2
2
3