Thanh Hóa: Phát hiện và xử phạt hành chính nhiều cơ sở sản xuất hàng giả nhãn mác, không rõ nguồn gốc


(CHG) ​Từ đầu tháng 10/2023 đến nay, lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa liên tục phát hiện và xử phạt hành chính nhiều doanh nghiệp, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, phụ tùng xe máy, ngói lợp nhà, giày dép giả nhãn mác.

Thực hiện Quyết định số 888/QĐ-TCQLTT ngày 23/3/2021 của Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) về việc ban hành Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn năm 2021-2025.
Theo đó, từ đầu tháng 10 đến nay, Cục QLTT Thanh Hóa đã tích cực kiểm tra và liên tục phát hiện xử lý hành chính nhiều công ty, cá nhân sản xuất, buôn bán hàng giả nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Trước đó, Đội Quản lý thị trường số 7 (thuộc Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa) kiểm tra, phát hiện Công ty TNHH xây dựng và dịch vụ thương mại Đoàn Thoa (địa chỉ TT. Ngọc Lặc, H.Ngọc Lặc, Thanh Hóa) đang buôn bán 7.290 viên ngói giả nhãn hiệu Viglacera.
Sau khi phát hiện, cơ quan chức năng đã báo cáo cấp trên theo thẩm quyền, ngày 25/10, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH xây dựng và dịch vụ thương mại Đoàn Thoa 90 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn mác.

Ảnh: Lực lượng QLTT kiểm tra tại Công ty TNHH Y dược cổ truyền Minh Quang Đường
Cụ thể, ngày 12/10, khi ông Mai Văn Dũng đang bày bán 265 đôi giày, dép giả các nhãn hiệu lớn tại TT.Thọ Xuân (H.Thọ Xuân, Thanh Hóa) đã bị Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa phát hiện, lập biên bản.
Tiếp đó, ngày 25/10, UBND tỉnh Thanh Hóa quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Mai Văn Dũng (địa chỉ tại huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) tổng số tiền 53 triệu đồng do có hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và hàng nhập lậu.
Ở diễn biến khác, ngày 19/9, tại cơ sở số 2 (ở xã Nông Trường, H.Triệu Sơn) Đội Quản lý thị trường số 10 (thuộc Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa) phát hiện Công ty TNHH Y dược cổ truyền Minh Quang Đường sản xuất thực phẩm chức năng bán ra thị trường không rõ nguồn gốc.
Ngày 27/10, Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính hơn 175 triệu đồng đối với Công ty TNHH Y dược cổ truyền Minh Quang Đường (địa chỉ phố Giắt, TT.Triệu Sơn, H.Triệu Sơn, Thanh Hóa), do các hành vi: không thông báo cho cơ quan chức năng địa điểm kinh doanh; sản xuất thực phẩm chức năng khi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc.
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện, thu giữ 678 lọ thực phẩm chức năng các loại và 39 kg là nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo các quy định của pháp luật.
Cũng theo Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa, từ ngày 17 – 19/10, đơn vị này đã triển khai lực lượng kiểm tra 5 cơ sở kinh doanh, buôn bán phụ tùng xe máy. Kết quả kiểm tra phát hiện cả 5 cơ sở đều có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, phát hiện tổng cộng 316 sản phẩm giả 2 nhãn hiệu xe máy.
Theo báo cáo của Cục QLTT Thanh Hóa: thực hiện Quyết định 888, đơn vị này đã kiểm tra: 41, 100% số vụ bị xử phạt hành chính; số tiền xử phạt: 398,3 triệu đồng; trị giá hàng hóa vi phạm: 360,89 triệu đồng.
Để có kết quả nêu trên, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, BCĐ 389 quốc gia, Bộ Công Thương, Tổng cục QLTT, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, BCĐ 389 tỉnh. Bám sát chỉ đạo của cấp trên, cùng với việc phân tích, dự đoán, nắm bắt đúng tình hình, diễn biến thị trường. Cục QLTT tỉnh đã chủ động triển khai kịp thời nhiệm vụ được giao, đồng loạt ra quân, tăng cường công tác phối hợp từ tỉnh đến các huyện, thị xã, thành phố; cùng với sự vào cuộc của hệ thống chính trị và sự tham gia của nhân dân đã tạo được bước chuyển biến tích cực trên mặt trân chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tháng.
Còn lại: 1000 ký tự
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
Đắk Lắk: Xử phạt 02 cơ sở kinh doanh mỹ phẩm có dấu hiệu vi phạm

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 02 cơ sở kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ trên mạng xã hội, với số tiền gần 50 triệu đồng.

Xem chi tiết
Phú Yên: Tiêu hủy lô hàng hóa vi phạm có giá trị gần 3 tỉ đồng

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên tiến hành thành lập Hội đồng kiểm kê, giám sát việc tiêu hủy lô hàng hóa vi phạm hành chính bị tịch thu, với giá trị gần 3 tỉ đồng.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
2
2
2
3