Thanh Hóa: Người tiêu dùng hoài nghi về nguồn gốc hàng hoá bày bán tại Bunny Store


(CHG) Công khai bày bán các loại mỹ phẩm nhập ngoại, không nhãn phụ tiếng Việt, cùng với đó là kinh doanh có dấu hiệu gian lận thuế. Cửa hàng Bunny Store – Mỹ phẩm chính hãng khiến người tiêu dùng hoài nghi về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm.
Thời gian qua, người tiêu dùng trên địa bàn TP. Thanh Hóa thường xuyên thông tin tới Tổng đài Chống hàng giả (Quỹ Chống hàng giả) về việc Hệ thống cửa hàng Bunny Store chuyên kinh doanh về hàng hóa mỹ phẩm chăm sóc làm đẹp, bày bán nhiều sản phẩm không nhãn phụ tiếng Việt, có dấu hiệu kinh doanh hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Quỹ Chống hàng giả đã chuyển thông tin trên tới Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG).



Hàng hóa không có nhãn phụ tiếng Việt được bày bán tại cửa hàng Bunny Store
Theo đó, qua khảo sát tại cửa hàng Shop Bunny Store, tại số 122, Đinh Công Tráng, Ba Đình, TP Thanh Hoá, phóng viên Tạp chí CHG nhận thấy một số thông tin do người tiêu dùng cung cấp tới Tổng đài Chống hàng giả là có cơ sở.
Cụ thể, hàng hóa bày bán tại cửa hàng Bunny Store chủ yếu là các loại mỹ phẩm có tác dụng làm đẹp cho cả nam và nữ giới như: kem nền, kem trị nám mụn, dầu gội đầu, sữa tắm, thực phẩm chức năng … Trên bao bì của một số sản phẩm đã nêu 100% in bằng chữ nước ngoài, nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt. Điều này khiến người tiêu dùng hoài nghi về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm đang bày bán tại đây. Thậm chí người tiêu dùng có quyền nghi vấn: liệu tại hệ thống cửa hàng trên có đang kinh doanh hàng hóa nhập lậu?

Hàng hóa không có nhãn phụ tiếng Việt được bày bán tại cửa hàng Bunny Store
Trong quá trình thực hiện khảo sát, phóng viên của Tạp chí CHG đã liên hệ với chủ cơ sở kinh doanh Bunny Store để làm rõ vấn đề trên, nhưng đến nay chủ cơ sở kinh doanh Bunny Store vẫn chưa có thông tin phản hồi.
Câu hỏi đặt ra: Hàng hoá mà Hệ thống cửa hàng Bunny Store bày bán có tuân thủ đúng theo các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh hàng hóa hay chưa? Lợi ích của người tiêu dùng có được đảm bảo không khi mà thông tin sản phẩm vẫn còn mập mờ…?
Trao đổi với Phóng viên Tạp chí, ông Hồ Quang Thái, Phó Chủ tịch Quỹ Chống hàng giả, nguyên Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc Gia về vấn đề trên, ông Thái cho biết:
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tất cả các loại hàng hóa khi lưu thông trên thị trường phải tuân thủ đúng các quy định về nhãn hàng hóa (được quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/04/2017 và nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09/12/2021 sửa đổi bổ sung điều 10 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP của Thủ tướng Chính Phủ), đặc biêt đối với hàng hóa nhập khẩu bắt buộc phải có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, cụ thể:
- Tại điểm c (c2) khoản 5  điều 1 nghị định 111/2021/NĐ-CP ngày 09/12/2021 sửa đổi bổ sung điều 10 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP của Chính Phủ quy định Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có nhãn gốc tiếng nước ngoài theo quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều 5: “sau khi thực hiện thủ tục thông quan và chuyển về kho lưu giữ, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải thực hiện việc bổ sung nhãn hàng hóa ghi bằng tiếng Việt theo quy định tại khoản 1 Điều 5 trước khi đưa hàng hóa vào lưu thông tại thị thường Việt Nam”.
Ngoài ra, tại phụ lục l (kèm theo nghị định số 111/2021/NĐ-CP, ngày 09/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ) còn quy định các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loai hàng hóa…., ví dụ:
* Đối với nhóm hàng hóa là Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa gồm:
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
c) Hạn sử dụng;
d) Thành phần, thành phần định lượng (không áp dụng ghi thành phần định lượng đối với phụ gia thực phẩm và phụ liệu) hoặc giá trị dinh dưỡng;
đ) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản: Công dụng, đối tượng sử dụng, cách dùng;
e) Công bố khuyến cáo về nguy cơ (nếu có);
g) Ghi cụm từ: “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe”;
h) Ghi cụm từ: “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.
* Đối với nhóm hàng hóa là mỹ phẩm, nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa gồm:
a) Định lượng;
b) Thành phần hoặc thành phần định lương;
c) Số lô sản xuất;
d) Ngày sản xuất hoặc hạn sử dụng/hạn dùng;
đ) Với những sản phẩm có độ ổn định dưới 30 tháng, bắt buộc phải ghi ngày hết hạn;
e) Hướng dẫn sử dụng trừ khi dạng trình bày đã thể hiện rõ cách sử dụng của sản phẩm;
g) Thông tin, cảnh báo.
* Bỉm, băng vệ sinh, khẩu trang, bông tẩy trang, bông vệ sinh tai, giấy vệ sinh
a) Thành phần;
b) Thông số kỹ thuật;
c) Hướng dẫn sử dụng;
d) Thông tin cảnh báo (nếu có);
đ) Tháng sản xuất;
e) Hạn sử dụng.
e) Hạn sử dụng.
…………
Cùng với các quy định nêu trên, Nghị định 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tại điếu 3 khoản 13 quy định: "Hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ" là hàng hóa lưu thông trên thị trường không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa. Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa bao gồm thông tin được thể hiện trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tài liệu kèm theo hàng hóa; chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng, hoá đơn mua bán, tờ khai hải quan, giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa và giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa với bên có liên quan theo quy định của pháp luật”.
Về chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm về nhãn hàng hóa, tại điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định rất rõ: Hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu mức hình phạt tương ứng, mức phạt thấp nhất là phạt cảnh hoặc phạt tiền 300.000 đ đến 50.000.000 đ và phạt tiền gấp 2 lần mức tiền phạt quy định từ khỏa 1 đến khoản 11 điều này đối với người sản xuất, nhập khẩu thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc hàng hóa vi phạm thuộc một trong các trường hợp: Là thực phẩm, trang thiết bị y tế…, hàng hóa khác thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.Ngoai ra còn phải chịu các hình thức xử phạt bổ sung như: Tịch thu tang vật, phương tiện, công cụ, máy móc để thực hiện hành vi phạm hoặc biện pháp khắc phục hậu quả…
Tại khoản 11 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu cụ thể như sau: 
(1) Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, mức phạt tiền như sau:
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có trị giá dưới 3.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
(2) Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu quy định tại khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau đây:
- Người vi phạm trực tiếp nhập lậu hàng hóa có giá trị dưới 100.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu;
- Hàng hóa nhập lậu là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi.
(3) Các mức phạt tiền quy định tại khoản 1 và 2 Điều này cũng được áp dụng xử phạt hành chính đối với:
- Hành vi cố ý vận chuyển hàng hóa nhập lậu;
- Hành vi cố ý tàng trữ hàng hóa nhập lậu;
- Hành vi cố ý giao nhận hàng hóa nhập lậu.
* Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.
Tham chiếu với các quy định của pháp luật nêu trên cho thấy, việc kinh doanh các sản phẩm hàng hóa tại cửa hàng Bunny Store không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, có dấu hiệu kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ; không có cơ sở đảm bảo chất lượng hàng hóa…  điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người tiêu dùng. Các sản phẩm là thực phẩm chức năng hay mỹ phẩm còn có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng, đặc biệt đối với ngưòi sử dụng là trẻ em và phụ nữ mang thai. Rất cần các cơ quan chức năng vào cuộc thanh tra, kiểm tra chấn chỉnh các sai phạm, xử lý nghiêm hành vi vi phạm, không có vùng cấm, bảo vệ người tiêu dùng và doanh nghiệp kinh doanh đúng pháp luật.
 
Còn lại: 1000 ký tự
Vĩnh long: Kiểm tra xử lý 201 vụ, nộp ngân sách gần 2,2 tỷ đồng

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long đã chỉ đạo các Đội QLTT tăng cường quản lý địa bàn, xác định rõ các địa bàn trọng điểm, triển khai kiểm tra, kiểm soát đạt được nhiều kết quả tích cực, đã xử lý 201 vụ, nộp ngân sách gần 2,2 tỷ đồng.

Xem chi tiết
Kon Tum: Tiêu hủy 148 cây giống sâm Ngọc Linh giả bán trên TMĐT

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Kon Tum khởi tố hình sự liên quan đến hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” bằng hình thức bán 148 cây giống 1 năm tuổi Sâm Ngọc Linh giả.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Kiểm tra phát hiện kinh doanh “livestream” bán mỹ phẩm nhập lậu.

(CHG) Lực lượng chức năng Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, theo dõi tài khoản cá nhân trên zalo livestream bán mỹ phẩm có dấu hiệu vi phạm, phát hiện kinh doanh bán mỹ phẩm nhập lậu.

Xem chi tiết
Đắk Lắk: Xử phạt gần 2 tỷ đồng trên nền tảng thương mại điện tử

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk trong 6 tháng đầu năm 2024, đã kiểm tra, xử lý 73 vụ việc vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại điện tử, với tổng số tiền xử phạt là hơn 1,8 tỷ đồng.

Xem chi tiết
Cà Mau: Kiểm tra thu giữ số lượng lớn hàng hóa kinh doanh “livestream” đơn hàng gần 600 triệu đồng.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau thực hiện kiểm tra các hoạt động kinh doanh, buôn bán, phát hiện số lượng lớn hàng hóa kinh doanh ẩn sâu bên trong quán tạp hóa, thu giữ hơn 10 tấn hàng hóa tại địa điểm kinh doanh.

Xem chi tiết
2
2
2
3