(CHG) Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng tiêu dùng trên lãnh thổ Việt Nam, bắt buộc phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam đã ban hành. Tuy nhiên, hệ thống thời trang Yody dường như đang phớt lờ các quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa, cố tình vi phạm trên nhiều tỉnh thành và có tính chất phức tạp. Thậm chí nghi vấn thương hiệu thời trang này đang có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng.
Vi phạm tràn lan, coi thường pháp luật?
Thời gian qua, Tổng đài Chống hàng giả (Quỹ Chống hàng giả) tiếp nhận thông tin từ nhiều người tiêu dùng phản ánh về việc Yody Ninh Bình có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng. Quỹ Chống hàng giả đã chuyển hồ sơ và thắc mắc của khách hàng tới Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG).
Ngày 10/5/2023, phóng viên CHG đã có buổi làm việc và cung cấp thông tin tới Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Ninh Bình. Ngày 14/6/2023, Cục QLTT tỉnh Ninh Bình đã phối hợp với các cơ quan chức năng đồng loạt kiểm tra 6 của hàng thời trang mang thương hiệu Yody trên toàn tỉnh và bước đầu đã xác định có vi phạm.
Bên cạnh đó, ngày 13/6/2023 và ngày 24/6/2023, Tạp chí CHG có bài viết: “Thời trang Yody sử dụng chất liệu có đúng như công bố trên nhãn sản phẩm?”; “Đồng loạt kiểm tra các cửa hàng mang thương hiệu thời trang Yody trên toàn tỉnh”, với nội dung nêu thắc mắc của người tiêu dùng về vấn đề có hay không Yody đang lừa dối người tiêu dùng? Đồng thời nêu một số hành vi vi phạm nhãn sản phẩm của hãng thời trang này tại tỉnh Ninh Bình.
Thời gian gần đây, người tiêu dùng trên nhiều tỉnh thành tiếp tục gửi thông tin và hình ảnh tới Quỹ Chống hàng giả về hành vi vi phạm liên quan đến nhãn hàng hóa của Công ty Cổ phần thời trang Yody, cũng như “tố” đơn vị này có dấu hiệu lừa dối khách hàng. Vì vậy Quỹ Chống hàng giả giao Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại tiếp nhận thông tin và đi khảo sát thực tế trên nhiều tỉnh thành.
Từ ngày 25/6/2023 đến ngày 6/7/2023, phóng viên Tạp chí CHG có khảo sát tại một số tỉnh thành như: Nam Định; Hà Nam; Ninh Bình; Thái Bình; Bắc Giang; Bắc Ninh; Hà Nội; Quảng Ninh; Đà Nẵng; Thành phố Hồ Chí Minh..., nhận thấy những sản phẩm như: Giày da; giày thể thao; túi xách; thắt lưng nam... không còn xuất hiện trên giá kệ bày bán của nhiều tỉnh thành. Tuy nhiên, tại một số tỉnh như: Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội... những sản phẩm trên vẫn được bày bán công khai. Trên nhãn hàng hóa vẫn không thể hiện về thành phần hoặc thành phần định lượng; thông số kỹ thuật; hướng dẫn sử dụng; hướng dẫn bảo quản; năm sản xuất; thông tin cảnh báo của sản phẩm; thương nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm...
Tại cửa hàng mang thương hiệu Yody Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hà Nội, Ninh Bình... ngoài việc nhiều sản phẩm bày bán thiếu thông tin như đã nêu, trên nhãn sản phẩm quần chíp nữ, quần lót nam, tất hoàn toàn không có dấu hợp quy. Theo quy định tại Thông tư số 07/2018/TT-BCT do Bộ Công thương ban hành, bắt đầu từ ngày 01/01/2019, các sản phẩm dệt may, hàng may mặc (quần, áo, vải, thảm, găng tay, chăn, ga, gối, đệm, giày, dép, mũ, khăn, khẩu trang, Bộ quần áo bảo hộ...) trước khi đưa ra thị trường phải được chứng nhận hợp quy, chứng nhận phù hợp quy chuẩn QCVN 01:2017/BCT để được phép gắn dấu hợp quy (CR) lên nhãn mác của các sản phẩm, tránh các rủi ro pháp lý.
Bên cạnh đó, trong quá trình khảo sát phóng viên nhận thấy: Nhiều sản phẩm là kính mắt, dép dành cho trẻ em có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc, được bày bán tại hệ thống mang thương hiệu Yody hoàn toàn thiếu thông tin cảnh báo, hướng dẫn sử dụng và thông tin đơn vị sản xuất ở nước ngoài. Đặc biệt, sản phẩm trên nếu không được minh bạch thông tin, rất có thể gây tổn hại tới người sử dụng (đối tượng sử dụng là trẻ nhỏ, hoặc là vùng dễ bị tổn thương như vùng mắt).
Yody có lừa dối người tiêu dùng?
Nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cũng như nhận thấy vụ việc có tính chất phức tạp bởi Công ty Cổ phần thời trang Yody hiện có trên 200 cửa hàng tại 52 tỉnh thành trên toàn quốc, hệ thống kho bãi với số lượng lớn. Vì vậy, ngày 5/7/2023 Tạp chí CHG có công văn số 112/CV-TCHG gửi Tổng Cục QLTT với nội dung: Đề nghị Tổng Cục QLTT chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiến hành xác minh, tổng kiểm tra trên phạm vi toàn quốc đối với các cửa hàng thuộc thương hiệu Yody có dấu hiệu vi phạm về nhãn sản phẩm và lừa dối người tiêu dùng theo Điều 197. Tội quảng cáo gian dối và Điều 198. Tội lừa dối khách hàng (nếu có).
Trước đó, Quỹ Chống hàng giả có chuyển thắc mắc của chị N. (người tiêu dùng của Yody) “tố” thương hiệu thời trang này có hành vi lừa dối người tiêu dùng.
Do nghi ngờ về chất lượng của các sản phẩm, chị N. đã gửi một số sản phẩm mua tại cửa hàng Yody tại thành phố Ninh Bình đi thử nghiệm tại Trung tâm Thí nghiệm dệt may. Kết quả của quá trình thử nghiệm cho thấy thời trang Yody đang sử dụng chất liệu không dúng như công bố trên nhãn sản phẩm, liệu có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng?
Cụ thể, mẫu áo Polo Yody APM6103-NP-L (Polo cafe phối tay- Navy phối trắng-L); sản phẩm: Áo Polo trẻ em Cafe thêu chó - Xanh lơ - 2 (APK5113-XLO-2), trên nhãn 2 sản phẩm này ghi: 50% Cafe; 50% Recycled PE, thế nhưng phiếu báo thử nghiệm cho thấy thành phần nguyên liệu 100% là Polyeste, trên mẫu thử nghiệm không thấy có chỉ số cà phê hiển thị.
Hay như với sản phẩm áo phông nam Yody Recycle in ngực- Ghi-L, thành phần ghi trên áo của sản phẩm là 60% Cotton, 20% Polyester, 20% Recycle Polyester, trên thực tế phiếu báo kết quả thử nghiệm do chị N. cung cấp Polyeste 47,5%, Bông là 52,5%.
Với mẫu áo phông nam nói trên, mặc dù sai lệch trên phiếu thử nghiệm so với nhãn công bố trên sản phẩm là 7,5%, tuy nhiên, nếu những sản phẩm này được bày bán trên toàn bộ hệ thống hơn 200 cửa hàng tại 52 tỉnh thành thì việc sai lệch trên có thể giúp cho doanh nghiệp thu lợi vô cùng lớn từ người tiêu dùng.
Từ thông tin, tài liệu do người tiêu dùng cung cấp và những dấu hiệu vi phạm của Yody kể trên, là có tính chất hệ thống và có nhiều tình tiết phức tạp, bởi vậy rất mong các cơ quan chức năng sớm vào cuộc, kiểm tra, xử lý.
Trao đổi với Luật sư Nguyễn Thị Thu Hoài – Giám đốc Công ty Luật TNHH Thuế và Luật Hà Nội – Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội, xung quanh vấn đề trách nhiệm hình sự đối với Tội quảng cáo gian dối và Tội lừa dối khách hàng, luật sư cho biết: Điều 197 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định tội "Quảng cáo gian dối" như sau: 1. Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 2. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Còn đối với Tội lừa dối khách hàng, được quy định tại Khoản 1 Điều 198 Bộ luật Hình sự 2015 thì có thể hiểu rằng, lừa dối khách hàng là việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác trong việc mua bán để thu lợi bất chính. Tội lừa dối khách hàng được quy định như sau: “Điều 198. Tội lừa dối khách hàng: 1. Người nào trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; b) Thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; d) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.” |
(CHG) Ngày 13/11/2024, trao đổi với PV, Công an tỉnh Tiền Giang cho biết vừa tạm giữ đối tượng vận chuyển 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu…
Xem chi tiết(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.
Xem chi tiết(CHG) Công an huyện Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, lực lượng chức năng vừa phát hiện, bắt quả tang đối tượng mua giấy phép lái xe giả về bán cho người dân.
Xem chi tiết(CHG) Cục QLTT Tỉnh Đắk Nông triển khai thực hiện Kế hoạch số 476/KH-QLTTĐNo Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.Nhằm đảm bảo ổn định thị trường hàng hóa trên địa bàn toàn Tỉnh.
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết