Thu giữ 817 bao thuốc lá điếu nhập lậu tại Cà Mau


(CHG) Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Cà Mau vừa lập biên bản đối với hộ kinh doanh trên 800 bao thuốc lá điếu gồm các nhãn hiệu HERO, JET, 555… không hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.

Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Cà Mau vừa tiến hành kiểm tra hộ kinh doanh C.H tại địa chỉ số 204, Ngô Quyền, khóm 1, phường 1, thành phố Cà Mau. Qua kiểm tra phát hiện bà P.T.C.H đang kinh doanh hàng hóa là thuốc lá điếu nhập lậu với số lượng 817 bao thuốc lá điếu nhập lậu gồm các nhãn hiệu HERO, JET, 555 …
Đoàn kiểm tra đã tiến hành lập biên bản tạm giữ và biên bản niêm phong hàng hóa để tiếp tục hoàn thành hồ sơ xử lý theo quy định của pháp luật.
Thuốc lá lậu bị thu giữ tại Cà Mau
Liên quan tới thuốc lá lậu, ngày 25/5 vừa qua, tại Km 706 thuộc tuyến Quốc lộ 1A đoạn đi qua xã Hưng Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, Đội Quản lý thị trường số 7 phối hợp với Tổ tuần tra kiểm soát thuộc phòng Cảnh sát Giao thông Công an tỉnh Quảng Bình đã phát hiện 1 xe tải vận chuyển số lượng lớn hàng cấm gồm 1.490 bao thuốc lá điếu hiệu ESE Light (20 điếu/bao) do Hàn Quốc sản xuất không có hóa đơn chứng từ chứng minh tính hợp pháp, không dán tem thuốc lá nhập khẩu theo quy định. Số hàng hóa này được đựng trong 2 thùng carton, bọc kín bằng bao nilon đen và cất giấu, ngụy trang trong khoang chứa hàng của xe ô tô tải trên.
Toàn bộ số hàng hóa đã bị thu giữ để điều tra theo đúng quy định pháp luật.
Tại Phú Yên, ngày 19/5, từ nguồn tin báo của cơ sở, Đoàn kiểm tra Đội Quản lý thị trường số 3 đã kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh Lê Thị Thu (thôn Phú Nhiêu, xã Hòa Mỹ Đông, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên).
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện cơ sở đang buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có nhãn hiệu Jet, do nước ngoài sản xuất với số lượng 100 bao (20 điếu/bao).
Xét thấy hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu đã vi phạm vào điểm b khoản 6 Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ, Đội Quản lý thị trường số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 7,5 triệu đồng đối với hộ kinh doanh Lê Thị Thu, đồng thời tịch thu toàn bộ số thuốc lá vi phạm theo quy định.
Nghị định số 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Điều 8. Hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm

5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng có số lượng từ 20 kilôgam đến dưới 30 kilôgam hoặc từ 20 lít đến dưới 30 lít;
b) Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 500 bao đến dưới 1.000 bao;
c) Buôn bán pháo nổ từ 3 kilôgam đến dưới 4 kilôgam;
d) Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng.

11. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 12 Điều này;
b) Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để sản xuất hàng cấm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 9 Điều này;
c) Tịch thu phương tiện vận tải được sử dụng để vận chuyển hàng cấm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp hàng cấm có số lượng, khối lượng, trị giá hoặc số thu lợi bất chính được quy định tại khoản 6, 7 và 8 Điều này hoặc trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản này;
đ) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 9 Điều này.
12. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tang vật là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
13. Đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam thì áp dụng quy định tại các nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực có liên quan để xử phạt vi phạm hành chính.
 
Còn lại: 1000 ký tự
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
Đắk Lắk: Xử phạt 02 cơ sở kinh doanh mỹ phẩm có dấu hiệu vi phạm

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 02 cơ sở kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ trên mạng xã hội, với số tiền gần 50 triệu đồng.

Xem chi tiết
Phú Yên: Tiêu hủy lô hàng hóa vi phạm có giá trị gần 3 tỉ đồng

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên tiến hành thành lập Hội đồng kiểm kê, giám sát việc tiêu hủy lô hàng hóa vi phạm hành chính bị tịch thu, với giá trị gần 3 tỉ đồng.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
2
2
2
3