(CHG) Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa đưa ra cảnh báo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kacyf aquami vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe KACYF AQUAMIN vi phạm quy định quảng cáo
Cụ thể, trong thời gian vừa qua tại đường link:
ttps://www.facebook.com/108535927305178/posts/119207856237985/; https://www.facebook.com/profile.php?id=100086924900114 quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe KACYF AQUAMIN vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo thực phẩm (quảng cáo mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo).
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe KACYF AQUAMIN do Công ty TNHH dược phẩm Hami, địa chỉ: số 5/70 An Đà Nội, phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng công bố và chịu trách nhiệm về sản phẩm. Tại buổi làm việc với Cục An toàn thực phẩm vào ngày 12/7/2023, đại diện Công ty TNHH dược phẩm Hami khẳng định Công ty không thực hiện và không ủy quyền cho bất cứ tổ chức, cá nhân nào thực hiện quảng cáo Thực phẩm bảo vệ sức khỏe KACYF AQUAMIN tại các đường link nêu trên.
Được biết, thực phẩm bảo vệ sức khỏe KACYF AQUAMIN công dụng giúp hỗ trợ bổ sung canxi, vitamin D3, lysine cho cơ thể, hỗ trợ tăng cường hấp thu và chuyển hóa Canxi, giúp xương chắc khỏe, hỗ trợ phát triển chiều cao, giảm nguy cơ còi xương, loãng xương.
Cục An toàn thực phẩm đang phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh, xử lý theo quy định hiện hành. Trong quá trình các cơ quan chức năng xử lý, Cục An toàn thực phẩm đề nghị người tiêu dùng không căn cứ vào các nội dung quảng cáo vi phạm tại đường link nêu trên để quyết định mua và sử dụng sản phẩm nêu trên vì có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế.
Mặc dù thời gian qua Bộ Y tế đã đưa ra rất nhiều giải pháp xử lý vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng, tuy nhiên, hành vi vi phạm của các đối tượng ngày càng tinh vi. Các hình thức vi phạm phổ biến là sử dụng hình ảnh, bài viết của nhân viên y tế hoặc bài viết, phản hồi của người tiêu dùng nhằm ám chỉ thực phẩm là thuốc chữa bệnh hoặc có công dụng như thuốc chữa bệnh, là trái quy định pháp luật.
Ngoài ra, một số tổ chức, cá nhân còn có hành vi quảng cáo thổi phồng công dụng sản phẩm; dùng hình ảnh bác sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng, hoặc logo các đài truyền hình để lồng ghép nội dung quảng cáo trái phép, gần như lừa dối người tiêu dùng về công dụng của các thực phẩm bảo vệ sức khỏe...
Vì vậy, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân trước khi mua và sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe, cần phải lưu ý rằng đây không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Trong trường hợp có bệnh, người dân cần tới cơ sở y tế để khám và được điều trị kịp thời.
0
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas
(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.
Xem chi tiết