(CHG) Cục quản lý thị trường Phú Yên cho biết, đơn vị vừa phối hợp tổ chức tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng, không đủ điều kiện lưu thông trên thị trường gồm 109 mặt hàng với tổng trị giá 1,2 tỷ đồng.
Lực lượng chức năng tiến hành tiêu hủy hàng hóa vi phạm
Ngày 20/12, Cục Quản lý thị trường Phú Yên đã phối hợp với Sở Tài chính, Công an tỉnh tiến hành kiểm kê 109 mặt hàng hóa các loại. Đây là tang vật vi phạm hành chính mà các đơn vị trực thuộc Cục Quản lý thị trường Phú Yên đã phát hiện và thu giữ trong đợt 7 năm 2022.
Tổng số lượng hàng hóa hàng hóa tiêu hủy là hơn 25.000 sản phẩm với tổng giá trị 1,2 tỷ đồng. Trong đó, có hơn 2.300 đơn vị mỹ phẩm nhãn tiếng nước ngoài, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, không được Cục Quản lý dược Bộ Y tế cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm còn hiệu lực được phép nhập khẩu vào Việt Nam; hơn 5.000 đơn vị thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, do nước ngoài sản xuất nhập lậu vào Việt Nam.
1.155 sản phẩm đồ chơi trẻ em do nước ngoài sản xuất, không có dấu hợp quy CR theo quy định; gần 1.000 đơn vị thực phẩm chức năng, thuốc tân dược không có nhãn, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt và hơn 15.000 sản phẩm hàng hóa khác không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng, không đủ điều kiện lưu thông trên thị trường.
Sau kiểm kê, ngày 21/12, toàn bộ số hàng hóa vi phạm hành chính bị tịch thu đã được đưa đi tiêu hủy tại khu xử lý chất thải rắn thuộc khu kinh tế Nhơn Hội (xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) của Công ty TNHH Thương mại và Môi trường Hậu Sanh. Hội đồng tiêu hủy tang vật vi phạm đã lựa chọn hình thức tiêu hủy phù hợp với từng chủng loại hàng hóa, đảm bảo đúng quy định và vệ sinh môi trường.
Tính từ đầu năm 2022, đây là đợt thứ 7 Cục Quản lý thị trường Phú Yên và các đơn vị liên quan tiến hành tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu. Tổng số lượng tang vật vi phạm bị tiêu hủy trên 50 tấn hàng hóa các loại với tổng giá trị gần 10,5 tỷ đồng.
1
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas
(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.
Xem chi tiết