Tiêu hủy gần 32.000 bao thuốc lá nhập lậu và 879 đơn vị sản phẩm hàng hóa giả mạo


(CHG) Đây là tang vật của 7 bản án hình sự do Tòa án nhân dân huyện Hóc Môn – TP. HCM ban hành.

Lực lượng chức năng giám sát tiêu hủy tang vật vi phạm.

Ngày 10/5, Hội đồng tiêu hủy do Cục Quản lý thị trường TP. HCM chủ trì đã phối hợp giám sát tiêu hủy hàng hóa của 7 bản án hình sự do Tòa án nhân dân huyện Hóc môn – TP. HCM ban hành.
Hàng hóa vi phạm trong đợt tiêu hủy này là 31.850 bao thuốc lá nhập lậu gồm các nhãn hiệu 555, Jet, Hero; 879 đơn vị sản phẩm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu AJINOMOTO, giả mạo nhãn hiệu nước mắm Nam Ngư, nước mắm Nam Ngư Đệ Nhị và bao bì, tem nhãn, chai nhựa, thùng dùng cho việc sản xuất hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.
Dưới sự giám sát của đại diện Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 389 TP. HCM, Cục Quản lý thị trường
TP. HCM, Chi cục Thi hành án dân sự, Viện Kiểm sát nhân dân, Phòng Tài chính, Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Hóc Môn, Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam (BAT) toàn bộ tang vật đã được tiêu hủy bằng hình thức cho vào máy chuyên dụng xay nhuyễn rồi đưa vào lò đốt tại Chi nhánh Xử lý chất thải thuộc Công ty cổ phần nước - Môi trường Bình Dương (Khu phố 1B, phường Chánh Phú Hòa, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương).
Liên quan đến công tác tiêu hủy hàng hóa vi phạm, ngày 31/3 trước đó, Cục Quản lý thị trường TP. HCM chủ trì đã giám sát tiêu hủy 5.505 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu với tổng giá trị gần 180 triệu đồng. Đây là tang vật vi phạm của 22 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính do Cục Quản lý thị trường và Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 12 ban hành.
Hàng hóa vi phạm trong đợt tiêu hủy là túi xách, ví, giầy dép, quần áo, đồng hồ, mắt kính, củ sạc, dây sạc điện thoại di động… Toàn bộ số sản phẩm này là hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu Louis Vuitton, Chanel, Adidas, Nike, Apple, Orient, Rolex, Porsche/Porsche Design, Lacoste, Boss. Ngoài ra còn có thực phẩm (bánh, đường cát), mỹ phẩm (xà bông, kem trị nứt gót chân, dầu gội, mặt nạ, kem dưỡng da…) không rõ nguồn gốc, xuất xứ và thuốc lá điếu nhập lậu.
Ngày 12/1/2023, Đội Quản lý thị trường số 12 và các lực lượng chức năng TP. HCM cũng đã giám sát việc tiêu hủy 14.064 đơn vị sản phẩm giả mạo các thương hiệu nổi tiếng đang được bảo hộ tại Việt Nam. Tổng giá trị hàng hóa ước tính hơn 340 triệu đồng./.

Còn lại: 1000 ký tự
Khánh Hòa: xử phạt 04 cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử nhập lậu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Khánh Hòa kiểm tra, phát hiện 4 cơ sở đang kinh doanh hơn 2.000 đơn vị sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu, đã bị xử phạt và truy thu trên 400 triệu đồng.

Xem chi tiết
Quảng Trị: Xử phạt và tịch thu số lượng lớn hàng hóa vi phạm

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Trị thực hiện kế hoạch “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” và chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong năm 2024, đã xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng.

Xem chi tiết
Vĩnh long: Xử phạt hơn 50 triệu đồng hộ kinh doanh phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng.

(CHG) Chủ tịch UBND huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh long vừa ký ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính hơn 50 triệu đồng với hộ kinh doanh phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Kiểm tra, thu giữ nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra hoạt động kinh doanh, xử phạt vi phạm hành chính, số tiền 45 triệu đồng và tịch thu 1.600 sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Long An: Kiểm tra thu giữ nhiều hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, kinh doanh trên nền tảng mạng xã hội.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Long An kiểm tra hoạt động kinh doanh trên địa bàn thành phố Tân An, phát hiện, tạm giữ 164 sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam.

Xem chi tiết
2
2
2
3