TP.HCM tiêu hủy trên 12.000 sản phẩm giả mạo nhãn hiệu


(CHG) Cục QLTT TP.HCM cho biết, đơn vị vừa tiến hành giám sát tiêu hủy trên 12.000 sản phẩm là máy hút tinh dầu và hàng hóa giả mạo nhãn hiệu. Việc tiêu huỷ và giám sát tiêu huỷ đã được thực hiện theo đúng quy định và đảm bảo an toàn.

Tiếp tục tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp mua, bán, khuyến mãi, tiếp thị thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, ngày 28/6/2023, tại Chi nhánh Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, Đội QLTT số 6, Cục QLTT TP.HCM đã thực hiện việc giám sát tiêu huỷ tang vật là 400 cái máy hút tinh dầu (thuốc lá điện tử), có tổng giá trị là 48.000.000 đồng. Đây là tang vật của vụ việc kiểm tra một hộ kinh doanh tại phường 6, quận 4, thành phố Hồ Chí Minh.

Cùng ngày, đơn vị cũng đã phối hợp với Phòng Tài chính – Kế hoạch, Phòng Tư pháp Quận 6, các đại diện chủ sở hữu công nghiệp (nhãn hiệu LV, Chanel, Dior, Hermes, Gucci, Nike, Rolex, Patek, Adidas…) tiến hành giám sát tiêu huỷ hàng hóa giả mạo nhãn hiệu của 57 vụ việc vi phạm hành chính với tổng số 12.052 đơn vị sản phẩm, có tổng giá trị gần 278.000.000 đồng.
Toàn bộ tang vật được tiêu huỷ dưới hình thức phá huỷ hình dạng, giá trị sử dụng, dùng vật cứng hoặc máy chuyên dùng đập bể hình dạng, dùng kéo cắt đứt... Tang vật sau khi bị đập vỡ, cắt bỏ đã được chuyển cho Công ty TNHH Một Thành Viên dịch vụ công ích Quận 8 xử lý theo quy định để đảm bảo vệ sinh môi trường và tiêu huỷ triệt để.
Cũng tại TPHCM, sáng 13/6/2023, tại Chi nhánh Môi trường đô thị Sài Gòn Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị TP.HCM, địa chỉ số: 150 Lê Đại Hành, Phường 7, Quận 11, TP. Hồ Chí Minh,  Ông Đ.N.H.A là chủ hộ kinh doanh BBS VN, đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả buộc tiêu hủy hàng hóa hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng đối với 2.697 đơn vị sản phẩm hàng hóa vi phạm, có tổng trị giá 66.145.000 đồng thuộc 01 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính do Cục Quản lý thị trường TP. HCM ban hành dưới sự chứng kiến và giám sát tiêu hủy của đại diện Đội Quản lý thị trường số 7, Cục Quản lý thị trường TP. HCM.
Tại Quảng Trị, sáng 27/06/2023, tại bãi rác của Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị TP Đông Hà, đường 9D - TP Đông Hà, dưới sự chứng kiến của Hội đồng tiêu hủy hàng hóa bao gồm: Đại diện Sở Tài chính, Ban chỉ đạo 389, Sở Y tế, Phòng Cảnh sát môi trường, Phòng Cảnh sát kinh tế, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Trị đã tiến hành tiêu hủy 1.975 bộ Test Kit Covid 19, 728 gói bánh kẹo và 420 bộ áo quần các loại với tổng giá trị 187.700.000 đồng.
Hàng hóa tiêu hủy bao gồm hàng giả mạo nhãn hiệu và hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ bị kiểm tra và thu giữ. Đây là số hàng hóa vi phạm trong đợt tập trung cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường trong 06 tháng đầu năm 2023 của Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Trị.

Căn cứ theo khoản 2 Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. Nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ.
Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó.
Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự; hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó. Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự. Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc; dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng.
Như vậy, vi phạm một trong những điều trên là vi phạm vào quy định của pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu. Tương đương với từng hành vi sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý cụ thể.
Hiện nay, pháp luật nước ta nghiêm cấm các hành vi mua bán, sản xuất hàng giả, hàng nhái dưới mọi hình thức. Điều này nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh hợp pháp. Căn cứ và tính chất, mức độ của hành vi mà có thể bị xử phạt hành chính hay phải truy cứu trách nhiệm hình sự.
 

 

Còn lại: 1000 ký tự
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
Đắk Lắk: Xử phạt 02 cơ sở kinh doanh mỹ phẩm có dấu hiệu vi phạm

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 02 cơ sở kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ trên mạng xã hội, với số tiền gần 50 triệu đồng.

Xem chi tiết
Phú Yên: Tiêu hủy lô hàng hóa vi phạm có giá trị gần 3 tỉ đồng

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên tiến hành thành lập Hội đồng kiểm kê, giám sát việc tiêu hủy lô hàng hóa vi phạm hành chính bị tịch thu, với giá trị gần 3 tỉ đồng.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
2
2
2
3