Triệt phá đường dây mua bán, tàng trữ vũ khí quân dụng trên mạng


(CHG) Một đường dây chế tạo, mua bán trái phép vũ khí trên không gian mạng với số lượng lớn vừa bị Công an tỉnh Thanh Hóa phối hợp với các đơn vị liên quan triệt phá thành công.
                                
Nhóm đối tượng cùng tang vật. Ảnh: Công an tỉnh Thanh Hóa.
Thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa, ngày 05/04, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh này vừa phối hợp với Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công an và Công an TP. HCM triệt phá đường dây mua bán, tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, bắt giữ 3 đối tượng cùng nhiều tang vật có liên quan.
Lực lượng chức năng đã bắt giữ 3 đối tượng trực tiếp điều hành đường dây nói trên gồm: Trần Võ Minh Quân (sinh năm 2000), ở quận Gò Vấp; Ngô Ngọc Anh Khoa (sinh năm 1998) trú tại quận Phú Nhuận và Nguyễn Quốc Bảo (sinh năm 1993) trú tại quận Thủ Đức, TP. HCM.
Theo điều tra, nhóm đối tượng này đặt mua các loại vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ, các linh, phụ kiện của các loại vũ khí từ nhiều nơi trong và ngoài nước rồi cất giấu tại kho hàng bí mật, sau đó liên tục thay đổi địa điểm kho để tránh sự phát giác của cơ quan chức năng.
Đồng thời, sử dụng kênh Youtube để đăng tải, quảng cáo và mua bán các loại vũ khí, công vụ hỗ trợ gồm: Súng quân dụng, sung tự chế bắn đạn thể thao, súng bắn đạn cao su, đạn bi, súng bắn điện, bình xịt hơi cay, dao, kiếm các loại…
Khi có khách mua, nhóm đối tượng liên lạc với nhau qua Zalo, Telegram… và yêu cầu khách trả tiền trước hoặc đặt cọc bằng hình thức chuyển khoản vào tài khoản không chính chủ. Sau đó, chúng tháo rời vũ khí, ngụy trang trong loa Bluetooth, cây máy tính rồi gửi qua dịch vụ vận chuyển hàng hóa.
Sau nhiều ngày lập chuyên án đấu tranh, ngày 02/04, Ban chuyên án đã bắt, khám xét nơi ở của 3 nghi phạm và các điểm chứa hàng ở TP. HCM. Tại hiện trường, Công an thu giữ súng AK, 216 khẩu súng các loại, đạn AK, đạn bi sắt và hàng trăm dao kiếm…
Bước đầu cơ quan Công an xác định, Trần Võ Minh Quân là đối tượng chủ mưu, cầm đầu đường dây. Nhóm này đã hoạt động từ năm 2018 cho đến khi bị bắt, nhóm đã giao dịch gần 2.000 đơn hàng cho người mua ở khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước, thu lợi bất chính hàng tỷ đồng.
Hiện vụ án đang được Cơ quan công an mở rộng điều tra./.
Còn lại: 1000 ký tự
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
Đắk Lắk: Xử phạt 02 cơ sở kinh doanh mỹ phẩm có dấu hiệu vi phạm

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 02 cơ sở kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ trên mạng xã hội, với số tiền gần 50 triệu đồng.

Xem chi tiết
Phú Yên: Tiêu hủy lô hàng hóa vi phạm có giá trị gần 3 tỉ đồng

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên tiến hành thành lập Hội đồng kiểm kê, giám sát việc tiêu hủy lô hàng hóa vi phạm hành chính bị tịch thu, với giá trị gần 3 tỉ đồng.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
2
2
2
3