(CHG) Trong tháng 8 năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long thực hiện kiểm tra phát hiện nhiều hành vi vi phạm về Buôn bán hàng cấm, về nhãn hàng hóa, hàng hóa không có dấu hợp quy, hoạt động thương mại điện tử bán hàng, sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ…đã xử lý 53 vụ với số tiền xử phạt gần 300 triệu đồng.
Các hành vi vi phạm chủ yếu qua thực hiện kiểm tra phát hiện như: Buôn bán hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu, hàng hóa vi phạm về nhãn hàng hóa, hàng hóa không có dấu hợp quy, hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng, không niêm yết giá, vi phạm về điều kiện kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, sản xuất thuốc không có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, không thông báo website thương mại điện tử bán hàng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định; công bố không đầy đủ trên website thương mại điện tử bán hàng thông tin về chủ sở hữu website. Hàng hóa/lĩnh vực vi phạm là: Thuốc lá, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc đông y, phân bón, xe đạp điện, đồ điện gia dụng, quần áo may sẵn, linh kiện điện thoại di động.
Kết quả trong tháng 8 năm 2024, Cục QLTT tỉnh Vĩnh Long đã kiểm tra 74 vụ, phát hiện vi phạm và đã xử lý 53 vụ với số tiền xử phạt 288.655.000 đồng (phạt hành chính là 269.175.000 đồn, nộp lại số lợi bất hợp pháp 19.480.000 đồng), trị giá hàng hóa vi phạm 673.450.000 đồng và 650 bao thuốc lá điếu nhập lậu, thu nộp ngân sách 303.905.000 đồng.
Bên cạnh việc thực hiện kiểm tra, kiểm soát thị trường, lực lượng QLTT tham gia Đoàn kiểm tra do Cục Nghiệp vụ QLTT chủ trì, kiểm tra các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long theo Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024 của Cục Nghiệp vụ QLTT, Phối hợp phòng Cảnh sát PCCC & CNCH – Công an tỉnh Vĩnh Long kiểm tra 04 tổ chức, cá nhân kinh doanh, dịch vụ PCCC. Các Đội QLTT tham gia các đoàn kiểm tra cấp huyện kiểm tra 86 cơ sở trên địa bàn tỉnh. Tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành 389 huyện Mang Thít kiểm tra 21 vụ. Kiểm tra 12 hộ kinh doanh quán ăn, kinh doanh thịt heo. Kiểm tra 23 cơ sở kinh doanh tân dược và dịch vụ khám bệnh tại huyện Bình Tân, đôn đốc và ký cam kết đối với 27 hộ kinh doanh.
LTS: Chiều ngày 23/6, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra một thông điệp quyết liệt và không khoan nhượng: "Tuyên chiến với hàng giả, đấu tranh thường xuyên với tinh thần 'mỗi ngày đều là cao điểm', đặc biệt là quét sạch thuốc giả, thực phẩm giả." Thông điệp ấy không chỉ là một khẩu hiệu chính trị, mà là mệnh lệnh xuất phát từ thực tiễn bức bối, nguy hiểm và đầy nhức nhối của tình trạng hàng giả, thuốc giả, thực phẩm giả đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe nhân dân, làm suy yếu nền kinh tế, phá hoại uy tín của doanh nghiệp chân chính và bào mòn niềm tin vào thể chế quản lý nhà nước.
Xem chi tiết(CHG) UBND TP. Đà Nẵng vừa có các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với một doanh nghiệp và một hộ kinh doanh bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.
Xem chi tiết(CHG) Bộ Công an chính thức công bố danh sách 12 sản phẩm sữa bột bị xác định là hàng giả về chất lượng, đồng thời cho biết đang mở rộng điều tra đối với 72 sản phẩm khác của hai doanh nghiệp trong lĩnh vực dược và thực phẩm dinh dưỡng.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 14/5, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã ban hành quyết định đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc nhiều sản phẩm mỹ phẩm do vi phạm các quy định về nhãn mác và chất lượng.
Xem chi tiết(CHG) Từ đầu năm đến nay cơ quan chức năng đã triệt phá hàng loạt vụ sản xuất, buôn bán hàng giả quy mô lớn. Điển hình là các vụ làm giả sữa, thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe...
Xem chi tiết