(CHG) Theo thống kê của Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên, từ khi triển khai đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 đến ngày 26/01/2023, lực lượng quản lý thị trường tỉnh đã kiểm tra, xử lý 172 vụ, xử phạt hành chính số tiền trên 1,37 tỷ đồng với trị giá hàng hóa vi phạm gần 1,19 tỷ đồng.
Đội quản lý thị trường số 4 tập trung giám sát, kiểm tra hàng tiêu dùng phục vụ Tết Nguyên đán trên địa bàn TP. Sông Công.
Trong đó, Đội Quản lý thị trường số 3, Cục Quản lý thị trường Thái Nguyên đã phát hiện và xử lý 51 vụ vi phạm hành chính về hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, vi phạm thương mại điện tử, tiêu chuẩn đo lường chất lượng và nhãn hàng hóa. Tổng số tiền phạt vi phạm hành chính trên 245 triệu đồng.
Ngoài ra, các đội quản lý thị trường tỉnh đã kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm trong kinh doanh xăng dầu. Đặc biệt là các hành vi đầu cơ, găm hàng, dừng bán hàng, không để xảy ra tình trạng “đứt gãy” nguồn cung phục vụ các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của người dân trên địa bàn.
Trưởng phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp của Cục Quản lý thị trường Thái Nguyên ông Lương Ngọc Khiêm cho biết, Cục quản lý thị trường tỉnh đã quyết liệt yêu cầu các phòng nghiệp vụ, các đội quản lý thị trường tổ chức ứng trực “thông Tết” để tiếp nhận thông tin và triển khai công tác giám sát, kiểm tra thường xuyên đối với tất cả các cửa hàng xăng dầu trên địa bàn quản lý.
Kết quả, từ ngày 17/01/2023 đến ngày 26/01/2023, lực lượng quản lý thị trường đã tiến hành giám sát 350 lượt/208 cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh. Qua giám sát, cho thấy tình trạng cung ứng xăng dầu trên địa bàn thời gian trước và trong Tết đều ổn định, không xảy ra tình trạng thiếu nguồn xăng dầu, không phát hiện vi phạm.
Dịp sau Tết nguyên đán, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên tiếp tục tăng cường công tác giám sát, đặc biệt là chủ động phối hợp với các ngành chức năng, chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kiểm tra và kiên quyết xử lý các hành vi gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng. Trong đó, tập trung kiểm tra các hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phục vụ lễ hội đầu Xuân tại các địa phương trong tỉnh theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao, góp phần đảm bảo ổn định thị trường, bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng.
0
Mệnh lệnh không khoan nhượng trước “giặc nội xâm” từ người đứng đầu Chính phủ
LTS: Chiều ngày 23/6, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra một thông điệp quyết liệt và không khoan nhượng: "Tuyên chiến với hàng giả, đấu tranh thường xuyên với tinh thần 'mỗi ngày đều là cao điểm', đặc biệt là quét sạch thuốc giả, thực phẩm giả."
Thông điệp ấy không chỉ là một khẩu hiệu chính trị, mà là mệnh lệnh xuất phát từ thực tiễn bức bối, nguy hiểm và đầy nhức nhối của tình trạng hàng giả, thuốc giả, thực phẩm giả đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe nhân dân, làm suy yếu nền kinh tế, phá hoại uy tín của doanh nghiệp chân chính và bào mòn niềm tin vào thể chế quản lý nhà nước.
Xem chi tiết