Xử lý nghiêm những hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ giầy dép


(CHG) Thời gian qua, đoàn liên ngành tại các tỉnh đã ra quân triển khai tiến hành kiểm tra và tạm giữ sản phẩm giầy dép có dấu hiệu giả mạo nhiều nhãn hiệu nổi tiếng.
Lực lượng chức năng thường xuyên tiến hàng các cơ sở kinh doanh giầy dép.
Thời gian qua, cơ quan chức đã thu giữ nhiều hàng hoá của nhiều nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới đã bị các tổ chức, cá nhân làm giả nhãn hiệu. Nổi cộm nhất là vụ việc thu giữ gần 2.000 sản phẩm giả thương hiệu nổi tiếng tại Trung tâm thương mại Sài Gòn Square vào ngày 01/11/2022 tại TP. HCM.
Đội Quản lý thị trường số 2, Cục Quản lý thị trường TP. HCM chia thành 6 tổ công tác, kiểm tra 6 điểm kinh doanh tại Trung tâm thương mại Sài Gòn Square. Lực lượng quản lý thị trường phát hiện các mặt hàng như túi, ví, mắt kính, quần áo, phụ kiện trang sức, giầy, dép… đều có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam là Luis Vuitton, Nike, Adidas…
Song song đó, đoàn kiểm tra liên ngành số 2 của Ban Chỉ đạo 389 TP. Hà Nội (ngày 25/11/2022) do Đội Quản lý thị trường số 17 làm trưởng đoàn, phối hợp cùng với Phòng Cảnh sát kinh tế (PC03), Phòng Cảnh sát môi trường (PC05), Công an TP. Hà Nội, Công an huyện Phú Xuyên và Đội Quản lý thị trường số 21 đã tiến hành kiểm tra 2 lô hàng đang tập kết tại nhà số 1 và nhà số 3, thôn Cầu Giẽ, huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội.
Đoàn kiểm tra liên ngành phát hiện 34 đôi dép có nhãn hiệu và biểu tượng của hãng Nike, 406 đôi dép có nhãn hiệu và biểu tượng Hermes, 110 đôi giầy thể thao mang nhãn hiệu và biểu tượng của hãng Nike, 155 đôi dép có nhãn hiệu và biểu tượng Balenciaga, 95 đôi giầy thể thao có nhãn hiệu và biểu tượng Louis Vuitton.
Tất cả hơn 900 sản phẩm nêu trên đều có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam. Đoàn kiểm tra liên ngành đã tạm giữ toàn bộ lô hàng để xác minh, làm rõ.

Thực hiện cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2022, Đội Quản lý thị trường số 2, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh sản phẩm may mặc của ông P.V.T. trên địa bàn TP. Cao Lãnh. Tổ công tác phát hiện tại cửa hàng đang bày bán 218 sản phẩm gồm giầy, dép có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ tại Việt Nam như Hermes, Burberrry, Louis Vuitton, Gucci, Nike và 266 sản phẩm quần áo các loại không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Tổng giá trị hàng hóa vi phạm hơn 100 triệu đồng.

Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk đã kiểm tra và tiêu hủy dép xốp không rõ nguồn gốc.

Mới đây, ngày 17/1/2023 tại TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Đội Quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk, đã thực hiện giám sát việc buộc tiêu hủy đối với các sản phẩm hàng hóa vi phạm. 

Cụ thể, hàng hóa buộc phải tiêu hủy là 1.735 đôi dép xốp các loại không rõ nguồn gốc, xuất xứ; 70kg kẹo hiệu Kẹo sữa, 140kg kẹo hiệu Kẹo mật ong gừng bao gói sẵn, sản xuất tại Việt Nam đã quá thời hạn sử dụng ghi trên bao bì. Đây là số hàng hóa do Đội Quản lý thị trường số 1 tạm giữ của các đối tượng và cơ sở kinh doanh vi phạm trong đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường trước, trong và sau Tết Quý Mão 2023.
Hệ lụy của việc giả mạo các thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi người tiêu dùng, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự cạnh tranh thương mại giữa các doanh nghiệp, bởi doanh nghiệp có thương hiệu bị làm giả khiến người tiêu dùng hiểu lầm, thậm chí quay lưng lại với sản phẩm.
Các chuyên gia khuyến cáo, người tiêu dùng không nên mua và sử dụng những sản phẩm giả mạo thương hiệu nổi tiếng, nhằm bảo vệ quyền lợi của chính mình. Nếu phát hiện tổ chức, cá nhân nào sản xuất, kinh doanh các mặt hàng giả mạo các thương hiệu trong và ngoài nước, người dân nên báo cho cơ quan chức năng nhằm kịp thời ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm theo quy định pháp luật.
Còn lại: 1000 ký tự
Mệnh lệnh không khoan nhượng trước “giặc nội xâm” từ người đứng đầu Chính phủ

LTS: Chiều ngày 23/6, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra một thông điệp quyết liệt và không khoan nhượng: "Tuyên chiến với hàng giả, đấu tranh thường xuyên với tinh thần 'mỗi ngày đều là cao điểm', đặc biệt là quét sạch thuốc giả, thực phẩm giả." Thông điệp ấy không chỉ là một khẩu hiệu chính trị, mà là mệnh lệnh xuất phát từ thực tiễn bức bối, nguy hiểm và đầy nhức nhối của tình trạng hàng giả, thuốc giả, thực phẩm giả đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe nhân dân, làm suy yếu nền kinh tế, phá hoại uy tín của doanh nghiệp chân chính và bào mòn niềm tin vào thể chế quản lý nhà nước.

Xem chi tiết
Bán hàng hóa giả mạo thương hiệu nổi tiếng, 02 cơ sở tại Đà Nẵng bị xử phạt, buộc tiêu huỷ

(CHG) UBND TP. Đà Nẵng vừa có các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với một doanh nghiệp và một hộ kinh doanh bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
Bộ Công an Công bố 12 sản phẩm sữa bột giả, mở rộng điều tra 72 sản phẩm khác

(CHG) Bộ Công an chính thức công bố danh sách 12 sản phẩm sữa bột bị xác định là hàng giả về chất lượng, đồng thời cho biết đang mở rộng điều tra đối với 72 sản phẩm khác của hai doanh nghiệp trong lĩnh vực dược và thực phẩm dinh dưỡng.

Xem chi tiết
Bộ Y tế thu hồi hàng loạt mỹ phẩm vi phạm trên toàn quốc

​(CHG) Ngày 14/5, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã ban hành quyết định đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc nhiều sản phẩm mỹ phẩm do vi phạm các quy định về nhãn mác và chất lượng.

Xem chi tiết
Siết chặt quản lý để ngăn chặn thuốc giả, thực phẩm chức năng giả

(CHG) Từ đầu năm đến nay cơ quan chức năng đã triệt phá hàng loạt vụ sản xuất, buôn bán hàng giả quy mô lớn. Điển hình là các vụ làm giả sữa, thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe...

Xem chi tiết
2
2
2
3