(CHG) Năm 2023, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) sẽ thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với 6 doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo Quyết định số 2528/QĐ-BCT ngày 25/11/2022, và Quyết định số 2881/QĐ-BCT ngày 23/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, về việc phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2023, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đang triển khai hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về việc chấp hành pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Theo đó, Ủy ban sẽ thực hiện kiểm tra đối với 2 doanh nghiệp là Công ty CP Tập đoàn Liên kết Việt Nam (Vinalink). Địa chỉ trụ sở chính: Lô C16/D21 khu đô thị mới Cầu Giấy, phố Dịch Vọng Hậu, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội. Và Công ty TNHH Oriflame Việt Nam. Địa chỉ trụ sở chính: Số 100-102 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 8, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh.
Hiện chỉ còn 20 doanh nghiệp bán hàng đa cấp đang hoạt động hợp pháp trên thị trường
Đồng thời thanh tra đối với 4 doanh nghiệp. Bao gồm: Công ty TNHH Seacret, địa chỉ trụ sở chính: Tầng 4, tòa nhà số 227B, Cách Mạng Tháng Tám, Phường 12, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh; Công ty TNHH Total Swiss Việt Nam, địa chỉ trụ sở chính: Số 89, đường Xuân Hồng, phường 12, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh; Công ty TNHH Kyowon The Orm Việt Nam, địa chỉ trụ sở chính: số 38/1 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 15, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh; Công ty TNHH Gcoop Việt Nam, địa chỉ trụ sở chính: B17-17 Vinhomes Gardenia, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia khuyến cáo, trường hợp có thông tin phản ánh hoặc có vấn đề vướng mắc liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp của các doanh nghiệp nêu trên, đề nghị người dân cung cấp cho Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia để xem xét, làm rõ trong quá trình thanh tra, kiểm tra.
Theo thống kê của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, tính đến thời điểm hiện tại cả nước có 20 doanh nghiệp hoạt động bán hàng đa cấp hợp pháp. Năm 2022, đã có 2 doanh nghiệp chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam là Công ty TNHH Siberian Health Quốc tế và Công ty TNHH Homeway Việt Nam.
Hai doanh nghiệp này đều bị Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp do phát hiện các vi phạm nghiêm trọng trong chấp hành pháp luật về kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Cũng trong năm 2022, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã triển khai thanh tra chuyên ngành việc chấp hành pháp luật về kinh doanh theo phương thức đa cấp đối với 5 doanh nghiệp khác, kết quả cho thấy các doanh nghiệp này về cơ bản đã tuân thủ các quy định pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề tồn tại, hạn chế.
Do đó, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã ban hành quyết định xử phạt hành chính 170 triệu đồng đối với Công ty TNHH Unicity Marketing Việt Nam; phạt 235 triệu đồng đối với Công ty TNHH Nu Skin Enterprises Việt Nam; phạt 170 triệu đồng đối với Công ty TNHH MTV New Image Việt Nam; phạt 85 triệu đồng đối với Công ty TNHH MTV Thương mại dịch vụ Hoằng Đạt; phạt 350 triệu đồng đối với Công ty TNHH MTV Herbalife Việt Nam.
Danh sách doanh nghiệp đang hoạt động bán hàng đa cấp hợp pháp tại Việt Nam:
1. Công ty TNHH Amway Việt Nam
2. Công ty TNHH Unicity Marketing Việt Nam
3. Công ty TNHH Thiên sư Việt Nam
4. Công ty Cổ phần Tập đoàn Liên kết Việt Nam
5. Công ty TNHH Thương Mại Lô Hội
6. Công ty TNHH Nu Skin Enterprises Việt Nam
7. Công ty TNHH Elken International Việt Nam
8. Công ty TNHH MTV Herbalife Việt Nam
9. Công ty TNHH Perfect Global (Việt Nam)
10. Công ty TNHH Total Swiss Việt Nam
11. Công ty TNHH MTV Thương mại dịch vụ Hoằng Đạt
12. Công ty TNHH MTV New Image Việt Nam
13. Công ty TNHH Best World Việt Nam
14. Công ty TNHH Người Lái xe Mặt Trời Việt Nam
15. Công ty TNHH Phong cách sống Kim Cương Việt Nam
16. Công ty TNHH MTV Thương mại Mỹ Lợi
17. Công ty TNHH GCOOP Việt Nam
18. Công ty TNHH Seacret
19. Công ty TNHH Oriflame Việt Nam
20. Công ty TNHH Kyowon The Orm Việt Nam.
Nguồn: https://congthuong.vn/diem-mat-6-doanh-nghiep-kinh-doanh-da-cap-se-bi-thanh-kiem-tra-253391.html
(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.
Xem chi tiết(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết