(CHG) Trước khi nhập lô hàng, Khánh biết sữa nhãn hiệu Ensure có ghi rõ trên bao bì là "Not to be sold in Vietnam or Mexico" (không bán tại Việt Nam hoặc Mexico). Tuy nhiên, bằng việc làm giả thủ tục tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, Khánh đã hợp thức hóa và khai báo số liệu thấp hơn số lượng thực tế để giảm tiền thuế phải nộp.
Ngày 7/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. HCM đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Trần Quốc Khánh và Trần Ngọc Dâng về hành vi "Buôn lậu".
Theo kết quả điều tra ban đầu, tối 12/4, tổ công tác thuộc Đội 6, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP. HCM phát hiện xe đầu kéo ở khu vực bãi đất trống trên đường Võ Chí Công (phường Phú Hữu, TP. Thủ Đức) có dấu hiệu nghi vấn nên phối hợp Công an phường Phú Hữu kiểm tra.
Khánh đặt mua số lượng 4.172 thùng sữa nước Ensure, Glucerna và Horizon của một phụ nữ ở bang California (Mỹ) với giá 50.000USD để nhập lậu vào Việt Nam.
Ngày 7/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. HCM đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Trần Quốc Khánh (Giám đốc chi nhánh Công ty Busan) và Trần Ngọc Dâng về tội Buôn lậu.
Theo kết quả điều tra ban đầu, tối 12/4, tổ công tác thuộc Đội 6, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an TP. HCM phát hiện xe đầu kéo ở khu vực bãi đất trống trên đường Võ Chí Công (phường Phú Hữu, TP. Thủ Đức) có dấu hiệu nghi vấn nên phối hợp Công an phường Phú Hữu kiểm tra.
Thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trong thùng container có hơn 4.100 thùng sữa các loại Ensure, Glucerna và Horizon. Số lượng thùng đã thừa 521 thùng so với khai báo hải quan. Đặc biệt, lô hàng không có hóa đơn, chứng từ.
Xe hàng hóa nhập lậu sữa bị công an bắt quả tang. (Ảnh: TN)
Các đối tượng khai nhận lô hàng nhập khẩu trên được Trần Quốc Khánh (Giám đốc Chi nhánh Công ty Busan) tổ chức nhập khẩu từ Mỹ về Việt Nam tiêu thụ.
Trước khi nhập lô hàng, Khánh biết sữa nhãn hiệu Ensure có ghi rõ trên bao bì là "Not to be sold in Vietnam or Mexico" (không bán tại Việt Nam hoặc Mexico). Để được nhập khẩu cần có giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm do Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm cấp, đối tượng đã nhờ người làm giả thủ tục công bố sản phẩm đối với 3 mặt hàng sữa nhãn hiệu Ensure, Glucerna và Horizon, với giá 10 triệu đồng.
Đầu tháng 2/2023, Khánh đặt mua số lượng 4.172 thùng sữa nước Ensure, Glucerna và Horizon của một phụ nữ tên T., trú tại bang California (Mỹ) với giá 50.000 USD, trong khi giá bán tại Việt Nam là hơn 4,6 tỷ đồng.
Nhận được hợp đồng ngoại thương do bà T. gửi qua email, Khánh sử dụng 3 giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm trên để thực hiện hành vi nhập khẩu trái phép 3.411 thùng sữa nhãn hiệu Abbott Ensure Original Nutrition Shake Vanilla từ Mỹ về Việt Nam trị giá hơn 3,6 tỷ đồng.
Đặc biệt, Khánh còn chỉ đạo Dâng sử dụng phần mềm để cắt dán chữ ký, chỉnh sửa dữ liệu, số liệu thấp hơn số lượng thực tế và đơn giá hàng nhập khẩu để giảm số thuế nhập khẩu phải nộp. Theo đó, đối tượng đã khai báo và truyền dữ liệu tờ khai đến cơ quan hải quan thấp hơn thực tế số lượng 521 thùng sữa các loại, trị giá hơn 574 triệu đồng.
Hiện, vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật./.
Phản ánh trên một số kênh thông tin, Cục Hải quan TP. HCM cho biết: Đối với những mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành, cụ thể ở đây là kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng sữa Ensure. Sau khi hàng cập cảng, doanh nghiệp đăng ký làm thủ tục nhập tại Chi cục Hải quan cửa khẩu. Cán bộ hải quan xác định mặt hàng này phải kiểm tra chuyên ngành, yêu cầu công ty đến Trung tâm 3 đăng ký. Sau đó, Trung tâm 3 có ý kiến với ngành Hải quan tiến hành kiểm hóa (xác định nguồn gốc xuất xứ, số lượng, trị giá hàng hóa). Xong kiểm hóa, Trung tâm 3 có ý kiến hải quan cho hàng hóa của công ty trên về bảo quản, chưa ký quyết định thông quan. Khi nào trung tâm 3 có quyết định lô hàng này đảm bảo chất lượng nhập khẩu thì đề xuất hải quan chốt hồ sơ cho thông quan. |
(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.
Xem chi tiết(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết