1,5 tấn thực phẩm đông lạnh chưa rõ nguồn gốc xuất xứ bị tạm giữ


(CHG) Hơn 1,5 tấn thực phẩm đông lạnh chưa chứng minh được nguồn gốc xuất xứ vừa bị Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3, Cục QLTT tỉnh Hà Nam kiểm tra, phát hiện và tạm giữ.


Ngày 31/5, Đội QLTT số  3, Cục QLTT tỉnh Hà Nam đã phối hợp với Phòng An ninh kinh tế, Công an tỉnh Hà Nam tiến hành kiểm tra kho chứa hàng là thực phẩm đông lạnh tại Thôn Nhật Tựu, xã Nhật Tựu, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam do ông P.V.T. làm chủ.

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện hơn 1,5 tấn hàng hóa là thực phẩm đông lạnh bao gồm tràng lợn, đuôi lợn, chân gà, cánh gà, đuôi trâu, chân lợn, gà nguyên con, sụn heo, tai lợn, móng heo, tim heo, sụn vầng trăng, thịt trâu, thịt dải lợn các loại.

Tang vật vi phạm bị tạm giữ.

Ông P.V.T. chưa xuất trình được hóa đơn, chứng từ, giấy tờ, tài liệu liên quan đến số hàng hóa nêu trên. Đội QLTT số 3 đã tạm giữ toàn bộ lô hàng hóa trên để xác minh làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.
Liên quan tới thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc, xuất xứ, tháng 3/2023, Đội QLTT số 2, Cục QLTT tỉnh Phú Yên phối hợp với Phòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh Phú Yên đã tiến hành kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh thực phẩm Nguyễn Quân (129 Điện Biên Phủ, phường 07, TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) do ông Nguyễn Đăng Quân làm chủ.
Qua kiểm tra phát hiện gần 600kg thực phẩm là gà đông lạnh, bò viên, sườn bò, râu bạch tuộc, thịt heo... Toàn bộ số thực phẩm trên đều không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm.
Làm việc với lực lượng chức năng, chủ cơ sở không cung cấp được Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Đội đã lập biên bản, tạm giữ toàn bộ tang vật để xác minh, xử lý theo thẩm quyền.
Thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ luôn tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe người sử dụng. Vì thế, chuyên gia y tế khuyến cáo người dân cần thận trọng trong việc lựa chọn thực phẩm, hãy chọn những sản phẩm an toàn, rõ nguồn gốc, xuất xứ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe./.

Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
2
2
2
3