3 người Việt lĩnh án tù vì buôn bán động vật hoang dã trái phép


(CHG) Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) vừa thông tin về phiên tòa xét xử 3 người Việt Nam và một người Guinea về hành vi buôn bán trái phép 7,1 tấn vảy tê tê và 850 kg ngà voi tại Tòa án Tối cao Nigeria tại TP Lagos.
Theo đó, mỗi đối tượng đã bị kết án 6 năm tù hoặc nộp tiền phạt tương ứng thay cho hình phạt tù.
Số lượng lớn ngà voi tàng trữ tại kho của đối tượng (Ảnh: Báo cáo của Cơ quan Điều tra Môi trường EIA)

Ba đối tượng người Việt gồm: Phan Viết Chí, Phan Hồng Quân và Dương Văn Thắng - được biết đến là những thành viên quan trọng trong đường dây buôn bán ngà voi, vảy tê tê, sừng tê giác và xương sư tử từ Nigeria, Mozambique và Nam Phi về Việt Nam.
Cả ba đối tượng đã bị Cơ quan Hải quan Nigeria bắt giữ vào ngày 12/5/2022. Tháng 7/2022, Tòa án Tối cao Liên bang tại thành phố Lagos (Nigeria) đã cáo buộc 7 đối tượng (trong đó có 3 người Việt nêu trên) về tội tàng trữ, chế tác, buôn lậu trái phép vảy tê tê và ngà voi. Các phiên tòa xét xử được bắt đầu tiến hành từ tháng 11/2022 và tuyên án vào ngày 19/7/2023 vừa qua.
Việt Nam hiện vẫn đang bị quốc tế đánh giá là tâm điểm của hoạt động buôn bán sản phẩm của động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm xuyên quốc gia, đặc biệt là ngà voi.
Theo ENV, ba người Việt nói trên có vai trò chủ chốt trong đường dây buôn bán động vật hoang dã xuyên quốc gia nhiều năm qua và nằm trong “hồ sơ” của các cơ quan thực thi pháp luật cũng như các tổ chức điều tra quốc tế.
Theo báo cáo “Exposing the Hydra: The growing role of Vietnam syndicates in ivory trafficking” (tạm dịch: Sự gia tăng vai trò của các tổ chức người Việt Nam trong hoạt động buôn bán ngà voi trái phép) do Cơ quan Điều tra Môi trường (EIA) thực hiện năm 2018, Phan Viết Chí được mô tả là đối tượng cầm đầu nhiều đường dây tội phạm, với hơn 10 năm có “kinh nghiệm” trong hoạt động buôn bán động vật hoang dã trái phép tại Mozambique, Nam Phi, Nigeria và nhiều quốc gia châu Phi khác.
 
Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3