Bắc Giang: Chủ tịch huyện chỉ đạo xử lý quyết liệt, lãnh đạo phòng “nương tay”


(CHG) Tạp chí điện tử Kỹ thuật chống hàng giả và Gian lận thương mại đã đăng tải loạt bài liên quan đến nạn “khoáng sản tặc” tại xã Yên Lư, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Chủ tịch huyện Yên Dũng quyết liệt chỉ đạo xử lý dứt điểm vụ việc, nhưng Phó trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường cũng như Phó trưởng Phòng Nông nghiệp của huyện Yên Dũng dường như vẫn “nương tay”.

LTS: Tài nguyên khoáng sản là tài sản quốc gia. Việc sử dụng, khai thác tài nguyên khoáng sản không đúng mục đích, không hợp lý, dễ dẫn đến “chảy máu”, cạn kiệt nguồn tài nguyên khoáng sản. Đây là tài sản hữu hạn, không tái tạo, hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi có thể gây tác động xấu tới môi trường sống của con người, thất thu ngân sách Nhà nước, dẫn tới tác động tiêu cực đến tâm lý người dân sống trên địa bàn.

Có buông lỏng quản lý về an toàn hành lang đê điều?

Theo tìm hiểu của phóng viên Tạp chí điện tử Kỹ thuật chống hàng giả và Gian lận thương mại, hiện tượng “khoáng sản tặc” tại thôn Yên Tập Bắc, xã Yên Lư, huyện Yên Dũng diễn ra từ nhiều năm nay.

Các đối tượng vi phạm ngang nhiên chất tải lên chân đê và mép sông, xâm hại nghiêm trọng đến an toàn hành lang đê điều, an toàn giao thông đường thủy, an toàn hành lang thoát lũ, nhất là mùa mưa lũ đang diễn ra. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì phía cơ quan chức năng, cụ thể là Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Dũng lại không nắm được vụ việc, gây bức xúc trong nhân dân.

Vị trí tàu ăn cát được định vị GPS ngày 27/6/2022

Trao đổi qua điện thoại, ông Ngụy Thế Kiên (Phó phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Dũng) đã cố trả lời không đúng điều mà chúng tôi hỏi.

Khi chúng tôi đặt vấn đề: Việc khai thác tài nguyên đất tại đây diễn ra liên tục trong nhiều năm, các “đối tượng” ngang nhiên xâm hại đến an toàn hành lang đê điều, an toàn hành lang thoát lũ, vậy vai trò kiểm tra, giám sát của phía Phòng Nông nghiệp ở đâu, khi để xảy ra tình trạng trên?

Ông Kiên trả lời: “Có gì em cứ gửi nội dung để anh xem lại, thực tế công tác quản lý đê điều vẫn thường xuyên được tăng cường và có chỉ đạo… Việc tập kết đất trên hành lang đê điều và hành lang thoát lũ là mới chứ không phải lâu (?)… Em phải xem lại chứ nhiều khi phản ánh của người dân không đúng với bản chất của vấn đề đâu, vì một số vị trí là đất tập kết để đắp nơi xung yếu…”. Nhưng rồi ông Phó phòng Nông nghiệp lại phủ nhận chính lời ông nói: “…Từ năm 2021, huyện không chỉ đạo tập kết đất nữa…”.

Nếu theo như lời ông Kiên và cách hiểu của chúng tôi, từ năm 2021 đến nay, một số điểm tập kết đất để gia cố nơi xung yếu tại khu vực đê thuộc thôn Yên Tập Bắc là không còn. Vậy việc tồn tại những bãi chứa đất lên đến nhiều nghìn mét khối, nằm “lộ thiên” trên mặt đê, ngoài mép sông là dân nói “sai sự thật” và trước khi có báo đăng, phía Phòng Nông nghiệp không nhìn thấy?

Tại Điểm a, khoản 6, Điều 20 Nghị định số 104/2017/NĐ-CP quy định rất cụ thể:

Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 60 triệu đồng đối với hành vi: Để vật liệu ở lòng sông, bãi bồi sông gây cản trở dòng chảy, thoát lũ và trong hành lang bảo vệ đê điều với khối lượng từ 50m3 đến dưới 200m3.

Trả lời bất nhất của lãnh đạo phòng tài nguyên môi trường

Ngày 21/8/2022, trao đổi về việc tàu hút cát trái phép tại khu vực mỏ do Công ty Trường Sơn quản lý, diễn ra ngày 27/6/2022, ông Hoàng Hữu Lân (Phó trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Dũng) cho hay: “Theo như trả lời từ phía Công ty Trường Sơn, họ không hút cát vào thời điểm phóng viên ghi nhận, vì ở đó phía doanh nghiệp luôn có một bảo vệ trông coi…”.

Ông Hoàng Hữu Lân - Phó trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Dũng trong lúc làm việc với phóng viên

Ông Lân cũng cho biết thêm: “UBND xã Yên Lư cho biết, không có việc hút cát diễn ra tại địa điểm trên sau thời điểm ngày 15/6”.

Trong khi trước đó, bà Nguyễn Thị Nga (Chủ tịch UBND xã Yên Lư) thừa nhận,  có tàu khai thác cát sau thời điểm UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu dừng khai thác cát sỏi lòng sông trên toàn tỉnh từ 15/6/2022.

Quá trình trao đổi với ông Hoàng Hữu Lân, chúng tôi một lần nữa cung cấp lại vị trí tàu vào “ăn cát” trái phép cụ thể về giờ, ngày, vị trí định vị GPS, những khu vực được đánh dấu khó có thể di chuyển. Tuy nhiên, ông Lân cho rằng phóng viên cần phải cung cấp biển số tàu thì cơ quan điều tra mới có thể tìm được tàu khai thác cát trái phép.

Còn nhớ, tại thời điểm ghi nhận vụ việc tàu cát vào “ăn hàng” ngày 27/6/2022, phóng viên Tạp chí điện tử Kỹ thuật chống hàng giả và Gian lận Thương mại đã thông báo vụ việc tới ông Phó trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Dũng. Nếu ngay lúc đó, ông Lân bố trí lực lượng (kể cả xuất phát từ phía huyện Yên Dũng xuống xã Yên Lư) vẫn có thể cùng phóng viên ghi nhận được sự việc.

Ngoài nội dung trao đổi về việc khai thác cát trái phép trên địa bàn xã Yên Lư, phóng viên có đặt câu hỏi với ông Hoàng Hữu Lân về việc Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Dũng đã xử lý vụ việc khai thác trái phép tài nguyên đất sét tại đây. Ông Lân cho biết: “Sự việc đang được phía công an điều tra và chưa tìm ra đối tượng khai thác tài nguyên đất”.

Ông Lân nói thêm: Sau khi huyện kiểm đếm lại, đất phía bờ sông do ông Tám tập kết, số lượng trên 4.000m3, số đất sát chân đê là của hộ ông Học tập kết khoảng 1.600m3, không tính nằm rải rác trên cánh đồng và một số điểm tập kết nhỏ lẻ khác (tập kết chứ không phải khai thác).

Báo cáo số 412/BC-UBND, ngày 20/7/2022  của UBND huyện Yên Dũng

Lời ông Lân dường như bất nhất với báo cáo của UBND huyện Yên Dũng số 412/BC-UBND ngày 20/7/2022. Trong báo cáo nêu đích danh các đối tượng gồm những hộ: Nguyễn Văn Nghị, Nguyễn Văn Thứ, Nguyễn Văn Học, Nguyễn Văn Tám, Vũ Văn Cung (đều cư trú tại thôn Yên Tập Bắc) lợi dụng việc chuẩn bị thu hồi đất để xây dựng khu công nghiệp, khai thác đất sét trái phép.

Sự bất nhất, mâu thuẫn trong việc trao đổi thông tin không chỉ diễn ra giữa Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Dũng với UBND xã Yên Lư, mà còn mâu thuẫn với chính báo cáo gửi UBND tỉnh Bắc Giang của phía UBND huyện Yên Dũng (?).

Báo cáo của UBND huyện Yên Dũng đúng, hay trả lời từ phía UBND xã Yên Lư về vụ việc khái thác tài nguyên khoáng sản trái phép tại đây sai. Phía phòng Tài nguyên và Môi trường huyện liệu có nắm bắt hết thông tin? Rất mong tiếng nói từ phía các cơ quan chức năng tại huyện Yên Dũng sớm đồng nhất và vụ việc được giải quyết triệt để, đúng như Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng chỉ đạo, sớm lấy lại niềm tin người dân nơi đây.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin!

Còn lại: 1000 ký tự
Lâm Đồng: Khởi tố giám đốc công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như trốn thuế hàng tỷ đồng

(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.

Xem chi tiết
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
2
2
2
3