(CHG) Ngày 27/6, theo lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu cho biết, cơ quan chức năng đã kiến nghị UBND tỉnh Bạc Liêu xử lý nhà thầu vi phạm về tiến độ, chất lượng, an toàn và vệ sinh lao động theo quy định. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho người dân yên tâm sản xuất.
Trước đó, Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu cũng đã kiến nghị UBND tỉnh, chỉ đạo chủ đầu tư xử lý nhà thầu thi công ì ạch, có dấu hiệu sai thiết kế các công trình cống ngăn triều tuyến đê Đông, ảnh hưởng đến sản xuất và công tác phòng, chống mưa bão.
Theo Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu, tiến độ thực hiện thi công các cống trên tuyến đê biển Đông điều rất chậm so với thời gian dự kiến hoàn thành của chủ đầu tư.
Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, cấp thoát nước cho việc nuôi trồng thủy sản, vận chuyển hàng hóa, đi lại của người dân trong khu vực ven biển và không đảm bảo cho công tác phòng, chống mưa bão những tháng còn lại của năm 2022.
Một đoạn kênh được ngăn lại để thi công cống thoát nước ở huyện Hòa Bình (tỉnh Bạc Liêu) hồi tháng 4/2022. |
Sở NN&PTNT kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT tỉnh (chủ đầu tư) phân công nhân lực thường xuyên xuống hiện trường để đảm bảo chất lượng, tiến độ, an toàn. Đồng thời, kiên quyết xử lý nhà thầu vi phạm về tiến độ, chất lượng theo quy định.
Trước đó, nhiều hộ nuôi tôm trên địa bàn xã Vĩnh Hậu, Vĩnh Hậu A, Vĩnh Mỹ A của huyện Hòa Bình có phản ánh việc kênh thoát nước phục vụ nuôi trồng nuôi thủy sản bị "hẹp", khiến dòng chảy bị chậm.
Do đó không đảm bảo để phục vụ cho việc lấy nước vào ao nuôi tôm, nên người dân mong muốn có hướng xử lý triệt để hơn.
Nguyên nhân được xác định là do công trình thi công các cống ngăn triều tuyến đê Đông làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến dòng chảy.
Tiến độ công trình vẫn "ì ạch"… khiến nguồn nước ở các kênh nhỏ dẫn đến ao nuôi tôm bị khó khăn, nước không được sạch, nếu lấy vào ao tôm rất dễ thiệt hại (tôm chết) do nguồn nước bị ô nhiễm.
(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.
Xem chi tiết(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết