Bài 2: Giải pháp nâng cao hiệu quả hệ thống pháp luật về hợp tác quốc tế


(CHG) Vừa qua, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã tham dự Cuộc họp lần thứ 24 của Ủy ban Bảo vệ người tiêu dùng ASEAN. Tổng cục Quản lý thị trường vừa có buổi lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác với Tổ chức doanh nghiệp khu vực châu Á - Thái Bình Dương, về việc phối hợp trong công tác đấu tranh chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Những việc làm trên cho thấy, chúng ta cần đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả hệ thống pháp luậtvề hợp tác quốc tế.
Lễ kí kết giữa lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường và đại diện React khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Hợp tác quốc tế về chống hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại
Vừa qua, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) đã đại diện Việt Nam tham dự Cuộc họp lần thứ 24 của Ủy ban Bảo vệ người tiêu dùng ASEAN. 
Tham dự cuộc họp có đại diện cơ quan bảo vệ người tiêu dùng của 10 quốc gia thành viên ASEAN, đại diện Ban Thư ký ASEAN, đại diện của các cơ quan, tổ chức quốc tế như: Tổ chức Hợp tác quốc tế CHLB Đức (GIZ), Ủy ban Cạnh tranh và người tiêu dùng Úc (ACCC), Cơ quan Bảo vệ người tiêu dùng thuộc Ủy ban Thương mại liên bang Hoa Kỳ (USFTC) và các chuyên gia trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên thế giới.
Đại diện của Việt Nam đã tích cực tham gia đóng góp ý kiến đối với các hoạt động chung của ASEAN và cập nhật cho cuộc họp một số thông tin liên quan đến tiến trình thực hiện Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).
Tại các phiên làm việc, Ban Thư ký ASEAN và các nước thành viên đã cùng nhau thảo luận về tiến độ thực hiện các hoạt động chính của Kế hoạch hành động chiến lược bảo vệ người tiêu dùng ASEAN 2025 (ASAPCP).
Trong chương trình làm việc, các nước thành viên ASEAN và đại diện Ban Dự án thuộc Chương trình Phát triển các hoạt động bảo vệ người tiêu dùng (CAP) trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do khu vực ASEAN - Úc - New Zealand (AANZFTA) đã có cuộc họp lần thứ ba. Theo đó, triển khai các hoạt động trong giai đoạn II, CAP dự kiến sẽ hỗ trợ ACCP các hoạt động trong 4 nhóm lĩnh vực bao gồm: Nâng cao năng lực thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; trang bị kiến thức, kỹ năng và sự tự tin cho người tiêu dùng trong thương mại điện tử và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trước những sản phẩm nguy hiểm.
Nội dung các cuộc họp liên quan khác bao gồm: Cuộc họp Ban chỉ đạo dự án (PSC) lần thứ 7 thuộc Dự án hợp tác ASEAN - Đức trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng với sự góp mặt của các đại diện Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ). Cuộc họp PSC lần thứ 7 tập trung thảo luận những nội dung chính về công tác tổ chức Hội nghị bảo vệ người tiêu dùng ASEAN lần thứ 3 (ASEAN Consumer Protection Conference) và phát triển hoạt động tuyên truyền qua các nền tảng trực tuyến nhằm thúc đẩy quyền tự quyết của người tiêu dùng trong thương mại điện tử.
Mới đây, Lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường và đại diện React khu vực châu Á - Thái Bình Dương ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Tổ chức React, sau gần 30 năm thành lập đã có hơn 320 thành viên là các công ty, tập đoàn lớn trên thế giới. Tổ chức 
React cũng có trụ ở Việt Nam...
Mục tiêu của lễ ký kết bản ghi nhớ là nhằm tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát thị trường, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi sản xuất, tàng trữ, trưng bày, vận chuyển, buôn bán hàng hóa là hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của các thành viên trong Reat, theo quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Nguyễn Thanh Bình đã nhấn mạnh: Đấu tranh phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp, lâu dài đòi hỏi sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các lực lượng chức năng và sự tham gia tích cực của toàn xã hội. Lực lượng Quản lý thị trường sẵn sàng chia sẻ thông tin, tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thể tham gia vào quá trình điều tra, xử lý của lực lượng Quản lý thị trường, xử lý trong thời gian ngắn nhất có thể với các khiếu nại của thành viên React, lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp về những khó khăn vướng mắc trong cơ chế phối hợp, nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp và cơ quan thực thi.
Tại buổi lễ, ông Jonathan Selvasegagram- Giám đốc phụ trách khu vực châu Á – Thái Bình Dương chia sẻ: Các thành viên trong tổ chức đánh giá rất cao hiệu quả chống hàng giả, bảo vệ người tiêu dùng tại Việt Nam. Các nhãn hàng vô cùng mong muốn có được sự hỗ trợ, hợp tác của lực lượng Quản lý thị trường trong việc bảo vệ thương hiệu, bảo vệ sản phẩm của doanh nghiệp.
Sau buổi ký kết, 2 bên sẽ cùng nhau xây dựng các chương trình hành động, các kế hoạch kiểm tra, kiểm soát, tập trung vào từng mặt hàng, từng lĩnh vực, trong từng thời gian cụ thể với mục tiêu kiểm tra, xử lý có hiệu quả hàng giả, hàng xâm phạm bản quyền của các doanh nghiệp thành viên của React, góp phần nâng cao hiệu quả chống hàng giả nói chung.
Ảnh minh hoạ. Ảnh: HQVN
Hoàn thiện các quy định hệ thống pháp luật trong nước
Hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại là vấn đề hàng đầu trong hội nhập của Việt Nam.
Trên cơ sở các quy định của Luật hải quan 2014, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, ngày 21/02/2015 của Chính phủ và Nghị định số 59/2018/NĐ-CP, ngày 20/4/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP quy định cụ thể việc thu thập thông tin hải quan ở nước ngoài, cần có báo cáo đánh giá tổng thể về hệ thống văn bản hướng dẫn trong ngành Hải quan, từ đó xây dựng quy chế thống nhất về tiếp nhận, xử lý, trao đổi thông tin với nước ngoài trong hoạt động phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại: (1) Quản lý tập trung, thống nhất ở cấp Tổng cục, có phân cấp trong đảm bảo theo dõi, quản lý, liên kết để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của cấp Tổng cục; (2) Thống nhất nguyên tắc, đầu mối và trách nhiệm trong công tác thu thập, xử lý thông tin với nước ngoài’; (3) Cụ thể hóa quy định cụ thể, chi tiết về quy trình tiếp nhận, xử lý, trao đổi thông tin nước ngoài từ bước tiếp nhận, xử lý, cung cấp, trao đổi đến theo dõi, đôn đốc, thanh khoản, quản lý và lưu trữ thông tin nước ngoài’; (4) Quy chế sẽ hệ thống hóa và thay thế các quy định hiện nay đang chồng chéo, vướng mắc để triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất trong toàn ngành trên cơ sở quản lý số hóa với Hệ thống phần mềm quản lý tiếp nhận, xử lý, trao đổi thông tin nước ngoài từ khâu đầu đến khâu cuối nhưng vẫn đảm bảo tính bảo mật thông tin.
Việt Nam đã và đang tham chiếu nhiều Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) với các đối tác lớn trên toàn cầu, trong đó, nổi bật là Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương – CPTPP và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) – EVFTA. Việc Việt Nam gia nhập các nền kinh tế, diễn đàn về hợp tác quốc tế và khu vực thương mại tự do, sẽ có những lợi ích về gỡ bỏ hàng rào thuế quan theo lộ trình đối với các nước trong khu vực. Nhưng cũng là thách thức lớn để thực hiện chính sách quản lý ngoại thương theo những quy tắc chung.
Nền kinh tế Việt Nam sẽ ngày càng gia nhập sâu hơn vào môi trường kinh tế khu vực và thế giới, sẽ dẫn tới sự chênh lệch giá cả hàng hóa giữa thị trường trong nước và thị trường các quốc gia.
Khi đó, thương mại toàn cầu tăng nhanh, bên cạnh các sản phẩm hàng hóa hợp pháp được lưu chuyển toàn cầu, vấn nạn buôn lậu cũng tăng lên. Theo đó, các nhóm tội phạm xuyên quốc gia lại tự do hoạt động, tận dụng những “lỗ hổng” của luật pháp, sử dụng những tiến bộ vượt bậc về công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin để tăng cường hoạt động, và đã xuất hiện những dịch vụ phi pháp cho hoạt động tội phạm.
Trong năm 2022, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại đã diễn biến phức tạp, với những thủ đoạn tinh vi và với nhiều mục đích khác nhau về chính trị, kinh tế, xã hội. Các đối tượng buôn lậu có tổ chức xuất hiện với quy mô, mức độ nghiêm trọng ngày càng cao, đa dạng về hình thức, phức tạp nhất là tình trạng mua bán, vận chuyển động vật hoang dã thuộc danh mục cấm của CITES, buôn bán, tàng trữ trái phép vũ khí, vật liệu nổ, buôn bán ma túy... cũng sẽ diễn biến phức tạp.
Trước nguy cơ về gian lận xuất xứ của hàng hóa chuyển tải bất hợp pháp qua Việt Nam, đặc biệt là đối với các mặt hàng bị Mỹ, EU, Nhật Bản áp dụng phòng vệ thương mại, đòi hỏi lực lượng kiểm soát chống buôn lậu phải xây dựng những phương án phù hợp, vừa tạo thuận lợi cho thương mại, nhưng đồng thời cũng phải áp dụng các biện pháp ngăn chặn những vi phạm về sở hữu trí tuệ, hàng giả, hàng gian lận để bảo vệ sản xuất, tiêu dùng trong nước, đảm bảo những cạnh tranh lành mạnh cho các dòng thương mại toàn cầu. Vì vậy, việc tăng cường một hệ thống pháp luật về hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, và gian lận thương mại của các cơ quan chức năng là vấn đề được đặt lên hàng đầu.
Như vậy bên cạnh việc áp dụng các biện pháp nghiệp vụ truyền thống, công cuộc đấu tranh phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại các cơ quan chức năng Việt Nam cần đẩy mạnh hiện đại hóa, nâng cao năng lực cho lực lượng kiểm soát chống buôn lậu. Đồng thời tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế như: Ký kết các điều ước, thỏa thuận hợp tác đa phương và song phương về hỗ trợ hành chính trong đấu tranh chống buôn lậu; Tham gia các hoạt động chia sẻ, thu thập thông tin vàtham gia các chương trình kiểm soát chung của khu vực và thế giới; Hợp tác điều tra chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại. 
Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3