Bất cập trong quản lý hàng hoá thuộc danh mục CITES


(CHG) Hiện nay việc quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa thuộc Phụ lục CITES, đối với mặt hàng cá tầm và gỗ vẫn còn bất cập cần tháo gỡ. 
Vướng mắc trong giám định cá tầm đã được Tổng cục Hải quan nhiều lần phản ánh tới cơ quan quản lý chuyên ngành.
Trong quá trình thực hiện quản lý hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc Phụ lục CITES, phát sinh một số khó khăn trong việc thực hiện thủ tục hải quan đối với cá tầm nhập khẩu do kết quả giám định của các Cơ quan khoa học CITES Việt Nam không đưa ra được kết luận về giống, loài, con lai hay con thuần chủng của cá tầm nhập khẩu có đúng với tên cá tầm ghi trên giấy phép hay không. Vì vậy, cơ quan Hải quan không có căn cứ làm thủ tục cho hàng hoá nhập khẩu thuộc Phụ lục CITES.
Tổng cục Hải quan cho biết, tại các kết luận giám định của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật chỉ nêu: “Cơ quan giám định không có cơ sở xác định dòng lai và xuất xứ của các mẫu trên, do không có mẫu cá tầm thuần chủng để so sánh và đoạn gen dùng để so sánh trình tự ADN là gen ty thể (di truyền theo một dòng)”; kết luận của Viện Nghiên cứu Hải sản nêu: “Phương pháp định loại dựa hình thái chỉ cho phép xác định tên loài của mẫu vật, mà không thể xác định được dòng lai và xuất xứ. Do đó, để xác định dòng lai và xuất xứ của mẫu cá tầm, đề nghị gửi mẫu đi giám định bằng phương pháp khác”.
Theo Tổng cục Hải quan, vấn đề tồn tại này cũng từng được lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp nhận thấy và cho biết, tồn tại hiện nay trong giám định cá tầm là chưa có kết luận chính xác, chính thống về tên loài, kể cả tên loài thuần chủng và tên loài lai (nếu có). Nguyên nhân của tồn tại này là chưa chọn được mẫu gốc chuẩn của các loài thuần chủng; chưa có cơ sở dữ liệu về trình tự gen của mẫu gốc chuẩn để so sánh...
Vấn đề này đã được Tổng cục Hải quan phản ánh nhiều lần, tuy nhiên, đến nay các Cơ quan khoa học CITES Việt Nam (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Nghiên cứu Hải sản đều không kết luận được cá tầm nhập khẩu có phù hợp với Giấy phép CITES, và có thuộc Danh mục được phép kinh doanh tại Việt Nam hay không.
Không chỉ đối với cá tầm, công tác quản lý đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu mặt hàng gỗ thuộc Phụ lục CITES cũng tồn tại những bất cập. Theo Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) hàng hóa nằm trong danh mục CITES không được khuyến khích giao dịch thương mại, nhưng hiện tại, thủ tục xin cấp phép tại cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam tương đối dễ dàng có thể dẫn đến rủi ro trong quản lý.
Để giải quyết các vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, hoạt động của cơ quan Hải quan khi thực thi quy định quản lý đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc Phụ lục CITES, thời gian qua Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam, các cơ quan Khoa học CITES (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Nghiên cứu Hải sản) hoàn thiện cơ sở pháp lý về tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với các phương pháp giám định cá tầm thuần chủng; thống nhất và có hướng dẫn cụ thể về cách thức lấy, gửi, nhận mẫu thực hiện giám định và có kết luận giám định cụ thể đối với mặt hàng cá tầm nhập khẩu.
Bên cạnh đó, các đơn vị chuyên môn tăng cường quản lý trong công tác cấp phép xuất khẩu, tái xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hóa nằm trong danh mục CITES; xây dựng cơ sở quốc gia về dữ liệu gỗ, danh sách các loại gỗ có rủi ro cao; thường xuyên trao đổi định kỳ, đột xuất dữ liệu cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục CITES của cơ quan Hải quan, kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật; xem xét, đánh giá, khắc phục những bất cập trong việc thực hiện qui định tại Khoản 1, Điều 36, Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/1/2019 của Chính phủ, quy định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quí hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES).
 
Thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy, trong hơn 4 năm (từ tháng 1/2018 đến tháng 6/2022), ngành Hải quan đã phát hiện, xử lý 45 vụ vi phạm pháp luật hải quan (2 vụ cá tầm nhập khẩu, 43 vụ xuất nhập khẩu gỗ) liên quan đến hàng hóa thuộc Phụ lục CITES.

Nguồn: https://haiquanonline.com.vn/bat-cap-trong-quan-ly-hang-hoa-thuoc-danh-muc-cites-171307.html

Còn lại: 1000 ký tự
Đắk Nông: Thu hồi 1.212 chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản

(CHG) Thông tin từ Trung tâm Giáo dục Thường xuyên-Ngoại ngữ-Tin học (GDTX-NN-TH) tỉnh Đắk Nông cho biết, ngày 04-10-2024, đơn vị đã ban hành thông báo về việc thu hồi 1.212 chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Xử phạt 500 triệu đồng Công ty nhập khẩu hàng hóa xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất Công ty TNHH MTV H.T.P, xử phạt 500.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu hàng hóa mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, có tổng trị giá hàng hóa vi phạm 1.179.200.000 đồng.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Tịch thu hơn 6.200 mặt hàng thực phẩm và đồ chơi trẻ em

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.

Xem chi tiết
Lâm Đồng: 02 giám đốc bị khởi tố vì sản xuất, buôn bán phân bón giả

(CHG) Ngày 27/9, Công an huyện Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng) đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố 2 bị can, gồm: Lê Tuấn Anh (32 tuổi) và Đào Đình Tuấn (52 tuổi) cùng thường trú tại Tp.HCM, để điều tra hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là phân bón.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Kiểm tra xử lý phạt tiền, tịch thu và buộc tiêu hủy tang vật gần 1.750 triệu đồng.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra phát hiện 49 vụ vi phạm kinh doanh thông qua trang mạng xã hội, đã xử lý phạt tiền, tịch thu và buộc tiêu hủy tang vật gần 1.750 triệu đồng lĩnh vực thương mại điện tử.

Xem chi tiết
2
2
2
3