Bị xử phạt 90 triệu đồng vì kinh doanh điện thoại đã qua sử dụng nhập lậu


(CHG) Với hành vi “kinh doanh hàng hóa nhập lập thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật” là 230 chiếc điện thoại đã qua sử dụng, ông Lê Như Trường đã bị xử phạt 90.000.000 đồng.
Mới đây, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính với ông Lê Như Trường (trú huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa) về hành vi “kinh doanh hàng hóa nhập lập thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật”. Ông Trường là chủ lô hàng 230 chiếc điện thoại đã qua sử dụng bị Đội Quản lý thị trường số 8 Cục Quản lý thị trường Quảng Nam bắt giữ.
Trước đó, khi đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra trên địa bàn huyện Nam Giang, Đội Quản lý thi trường số 8, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Nam (ngày 6/1) đã phối hợp với Đội Cảnh sát giao thông số 2, Công an tỉnh tiến hành dừng phương tiện vận tải BKS 29H-82002 để kiểm tra hành chính. Tổ công tác phát hiện trên xe đang vận chuyển 230 chiếc điện thoại di động các loại đã qua sử dụng, do nước ngoài sản xuất.
Lực lượng chức năng thu giữ 230 điện thoại đã qua sử dụng nhập lậu.
Người điều khiển phương tiện được xác định là ông Hồ Văn Tương (sinh năm 1976, trú phường Tân Bình, TP. Dĩ An, Bình Dương). Thời điểm kiểm tra, ông Tương không xuất trình được hóa đơn, chứng từ liên quan đến lô hàng trên, nghi hàng nhập lậu. Chủ của lô điện thoại trên được lực lượng chức năng xác định là ông Lê Như Trường.
Đội Quản lý thị trường số 8 đã lập biên bản vi phạm đồng thời trưng cầu thẩm định giá lô hàng từ Hội đồng định giá để làm căn cứ xử lý vi phạm. Theo đó, trị giá lô điện thoại trên là 446.500.000 đồng. Đội Quản lý thị trường số 8 đã trình Cục Quản lý thị trường Quảng Nam để báo cáo và đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Với hành vi “kinh doanh hàng hóa nhập lập thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật”, ông Lê Như Trường đã bị xử phạt 90.000.000 đồng. Đến nay, ông Trường đã chấp hành xong quyết định xử phạt. Ngoài ra, Cục Quản lý thị trường Quảng Nam cũng thực hiện hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu 230 chiếc điện thoại đã qua sử dụng nhập lậu, đồng thời xây dựng phương án xử lý số hàng vi phạm trên.
Trước đó, ngày 23/12/2022, Đội Quản lý thị trưởng số 2, Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang cũng đã kiểm tra đột xuất đối với một hộ kinh doanh điện thoại tại thị xã Gò Công. Lực lượng chức năng phát hiện tại đây, đang kinh doanh 22 chiếc điện thoại Iphone đã qua sử dụng, có giá trị khoảng 220 triệu đồng. Thời điểm kiểm tra, chủ cửa hàng đã không cung cấp được hóa đơn, chứng từ liên quan đến nguồn gốc hợp pháp của lô điện thoại trên.
Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3