(CHG) Hiện nay, có khoảng 1,2 triệu lao động nhập cư từ khắp nơi trên cả nước tìm đến để sinh sống, làm việc trong hàng chục khu, cụm công nghiệp tại Bình Dương. Lợi dụng nhu cầu của người lao động cần có các giấy tờ để làm hồ sơ xin việc, nhiều đối tượng chuyên làm giả tài liệu, con dấu của cơ quan, tổ chức để thu lợi bất chính, gây bất ổn về an ninh trật tự.
Tại thị xã Bến Cát (Bình Dương), có 8 khu công nghiệp thu hút hàng trăm ngàn lao động. Từ đầu năm đến nay, Công an thị xã đã phát hiện và bắt giữ nhiều đường dây làm giả giấy tờ với quy mô lớn. Điển hình là đường dây do 3 đối tượng Võ Hoàng Lảm (SN 1994), Thạch Văn Hiếu (SN 1996; cùng quê Cà Mau) và Thị Ngọc Hai (SN 1997, quê Kiên Giang) cùng thực hiện. Nhóm đối tượng này sử dụng tài khoản Facebook, Zalo ảo để rao bán các loại bằng cấp, giấy tờ, tài liệu giả.
Cơ quan chức năng thu giữ nhiều giấy tờ giả |
Khi khách có nhu cầu, Hiếu sẽ liên hệ với Lảm để đặt làm theo yêu cầu. Sau đó, số hồ sơ trên sẽ được đối tượng Hai (vợ của Lảm) ở nhà trọ tự ký tên, đóng dấu và đưa cho Lảm giao cho khách. Mỗi bộ "hồ sơ xin việc", Hiếu thu của khách từ 350.000 - 450.000 đồng và trả công cho Lảm 250.000 đông/bộ.
Khám xét nơi ở các đối tượng, Công an thu giữ 8 con dấu và mộc tên các loại; 2 chứng chỉ cùng 7 bản photocopy công chứng văn bằng, chứng chỉ; hơn 1.000 tờ giấy khám sức khỏe, đơn xin việc, sơ yếu lý lịch, sổ hộ khẩu có đóng mộc dấu của các cơ quan, tổ chức cùng nhiều tang vật có liên quan.
Cũng ở thị xã Bến Cát, ngày 13/4, Công an phường Mỹ Phước phối hợp với Đội Cảnh sát ĐTTP về kinh tế và ma túy - Công an thị xã Bến Cát đã kiểm tra hành chính 1 ki-ốt thuộc khu phố 3 và bắt quả tang Nguyễn Thanh Sang (SN 1976, quê Kiên Giang) đang làm giả giấy tờ.
Khám xét nơi ở của Sang, Công an thu giữ 8 con dấu cùng trên 800 các loại giấy tờ giả như: hồ sơ xin việc, giấy khám sức khỏe, đơn xin việc, sơ yếu lý lịch, giấy xác nhận hạnh kiểm… được Sang photocopy, đóng dấu sẵn rồi giả chữ ký những người có thẩm quyền để bán cho người khác thu lời bất chính hàng chục triệu đồng.
Công an tỉnh Bình Dương khuyến cáo các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn đề cao cảnh giác, nâng cao ý thức tự phòng ngừa tội phạm, đặc biệt tội phạm sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả để thực hiện lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bên cạnh đó, khi thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản là bất động sản, người dân cần liên hệ với cơ quan chuyên môn thẩm tra tính pháp lý của các giấy tờ để không bị các đối tượng xấu lợi dụng lừa đảo.
"Khi sử dụng giấy tờ giả người lao động sẽ bị mất quyền lợi khi giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ cấp thất nghiệp… Người làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu tài liệu, giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật có thể bị phạt tiền hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nên bản thân mỗi người dân cần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, không vì cái lợi trước mắt mà cổ súy, tiếp tay cho các đối tượng làm giả, sử dụng các loại giấy tờ giả". Thượng tá Nguyễn Văn Tâm, Phó trưởng Công an thị xã Bến Cát (Bình Dương) đưa ra khuyến cáo.
(CHG) Trong 9 tháng đầu năm 2024, Đội QLTT số 8 thường xuyên tích cực tham gia, phối hợp 08 đoàn liên ngành trên địa bàn 02 do UBND huyện Mang Yang và UBND huyện Đak Đoa mục tiêu “Tiêu dùng an toàn trong thời kỳ bình thường mới”.
Xem chi tiết(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết