Bộ Công an: Các địa phương cung cấp tài liệu liên quan “chuyến bay giải cứu” trong đợt dịch Covid-19


(CHG) Bộ Công an đã có văn bản gửi nhiều địa phương yêu cầu rà soát, kiểm tra, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan để phục vụ điều tra vụ án trục lợi từ các “chuyến bay giải cứu” trong đợt dịch Covid-19. Các địa phương này có thể kể đến như Hà Nội, Hải Dương, Thanh Hóa, Quảng Nam...

Theo đó, Bộ Công an yêu cầu cung cấp toàn bộ hồ sơ các đơn vị đã nộp để xin làm địa điểm cách ly đón công dân Việt Nam trên các chuyến bay tự trả phí. Các đơn vị được giao nhiệm vụ tiếp nhận, tham mưu, đề xuất giải quyết hồ sơ của các đơn vị đã nộp để xin làm địa điểm cách ly (khách sạn, resort) cũng cần thống kê gửi về Bộ Công an.
Cùng với đó là danh sách những đơn vị tham gia giám sát, kiểm tra hoạt động cách ly tại các điểm cách ly và kết quả kèm theo.

Một chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước đợt dịch Covid-19 bùng phát mạnh.

Bộ Công an cũng yêu cầu thống kê toàn bộ hồ sơ doanh nghiệp nộp đơn đang ký xin chủ trương cách ly để tổ chức đưa công dân Việt Nam hồi hương trên các chuyến bay trả phí bao gồm cả doanh nghiệp được cấp, doanh nghiệp không được cấp kèm lý do từ chối, doanh nghiệp được cấp nhưng không tổ chức chuyến bay đưa công dân về nước.
Trước đề nghị từ Bộ Công an, ngày 25/10, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Lê Hồng Sơn đã giao Sở Y tế Hà Hà Nội chủ trì, phối hợp Sở Du lịch và các đơn vị liên quan triển khai; thống nhất, tham mưu dự thảo văn bản của UBND thành phố và toàn bộ hồ sơ, tài liệu, báo cáo thành phố trước 10h ngày 30/10.

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3