Bỏ gần 4 tỷ ký hợp đồng marketing với Megaon, khách hàng "mua bực” vào mình?


Sau khi ký hợp đồng trị giá gần 4 tỷ đồng với Công ty Cổ phần Megaon, Tâm Hà Beauty không những không đạt hiệu quả như mong muốn mà còn "mua bực” vào mình.

Bỏ số tiền “khủng” để làm marketing

Báo Công Thương nhận được đơn của bà Hà Thị Thu Tâm, Giám đốc Công ty TNHH TMDV Tâm Hà (Tâm Hà Beauty; số 124 đường số 67-CL, khu phố 3, phường Cát Lái, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh). Bà Tâm cho biết, Tâm Hà Beauty đã ký hợp đồng marketing trị giá gần 4 tỷ đồng với Công ty Cổ phần Megaon (Megaon; 178/35 đường Nguyễn Văn Thương, phường 25, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh) không những không đạt hiệu quả như mong muốn mà còn nhận lại nhiều bực tức.

Phản ánh cho biết, ngày 13/7/2023, Tâm Hà Beauty và Công ty Cổ phần Megaon (Megaon) đã ký Hợp đồng dịch vụ marketing số 20230712-MKT-TOANLQ-MEGAON-TAMHABEAUTY (Hợp đồng số 20230712).

Theo đó, Megaon có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ marketing cho Tâm Hà Beauty như: Quản lý khối marketing, xây dựng hệ thống online, tăng độ phủ rộng thương hiệu toàn Việt Nam, hỗ trợ các nhà phân phối xây dựng hệ thống, xây dựng chiến lược marketing online, phát triển hình ảnh sản phẩm và quản lý tổng thể marketing…

Hợp đồng giữa hai bên ký kết quy định thời gian cung cấp dịch vụ là 6 tháng, với mức chi phí là hơn 3,9 tỷ đồng. Thanh toán sau khi ký hợp đồng là hơn 1,9 tỷ đồng (50% giá trị); Thanh toán đợt 2, sau khi triển khai 3 tháng kể từ khi ký hợp đồng số tiền hơn 1,1 tỷ đồng; Thanh toán đợt 3 khi nghiệm thu là 782 triệu đồng.

Ký hợp đồng marketing gần 4 tỷ đồng với Megaon, khách hàng nhận lại sự “ức chế”
Megaon và Tâm Hà Beauty ký hợp đồng marketing trị giá hơn 3,9 tỷ đồng

Căn cứ theo quy định hợp đồng, phía Tâm Hà Beauty đã tạm ứng thanh toán đợt 1 và đợt 2 cho Megaon với số tiền hơn 3,1 tỷ đồng.

Đến thời điểm kết thúc hợp đồng, ngày 2/1/2024, Tâm Hà Beauty và Megaon đã họp bàn về các vấn đề liên quan hợp đồng trên. Tuy nhiên, giữa 2 bên không thống nhất được về quan điểm và hướng xử lý công nợ.

Đại diện Tâm Hà Beauty cho rằng: Tại buổi họp, phía Megaon chỉ nói chung chung về công việc đã thực hiện, không chứng minh được cụ thể khối lượng công việc đã hoàn thành. Phía Tâm Hà Beauty đề nghị Megaon mời kỹ thuật đến để chứng minh các phần việc 2 bên đã triển khai. Nếu kỹ thuật không đến được thì phía Megaon cần quay video tất cả các tài khoản chạy quảng cáo để chứng minh khối lượng công việc hoàn thành. Tuy nhiên, phía Megaon đã không thực hiện các yêu cầu trên.

Sau đó, Tâm Hà Beauty đã 2 lần gửi thư cho Megaon (lần 1 ngày 8/1/2024 và lần 2 ngày 10/1/2024), mời họp thông qua Biên bản nghiệm thu kết quả thực hiện hợp đồng dịch vụ 2 bên đã ký. Thế nhưng Megaon chỉ gửi văn bản phúc đáp và xác nhận không tham dự buổi họp.

Ký hợp đồng marketing gần 4 tỷ đồng với Megaon, khách hàng nhận lại sự “ức chế”
Tâm Hà Beauty gửi thư lần 2 mời Megaon đến họp giải trình liên quan đến Hợp đồng số 20230712

Trong văn bản phúc đáp số 08012024 ngày 8/1//2024, Megaon đã thuyết minh thêm về từng hạng mục đã báo cáo trong Báo cáo tổng thể dự án marketing Tâm Hà Beauty ngày 4/1/2024. Theo đó, Megaon đã 3 lần báo cáo theo đề nghị của Tâm Hà Beauty nhưng không nhận được bất kỳ phản hồi cụ thể nào bằng văn bản.

Do đó, Megaon đề nghị Tâm Hà Beauty đối chiếu và kiểm tra kỹ báo cáo Megaon đã gửi dựa trên nội dung hợp đồng và phụ lục kèm theo, số lượng và khối lượng công việc từng hạng mục. Nội dung nào chưa rõ và chưa thống nhất, Tâm Hà Beauty phải phản hồi bằng văn bản cụ thể. Đồng thời, Megaon từ chối làm việc trực tiếp tại Văn phòng Tâm Hà Beauty.

Đại diện Tâm Hà Beauty cho rằng, các bản báo cáo do Megaon gửi trong hai văn bản phúc đáp chỉ là số liệu từ một phía Megaon, trong khi không đưa ra bằng chứng cụ thể một số hạng mục đã làm để chứng minh tính xác thực, lấy cơ sở để thanh toán hợp đồng.

Để đảm bảo tính khách quan, trung thực khi đánh giá số liệu do Megaon đã cung cấp, ngày 11/02/2024, Tâm Hà Beauty đã có Công văn số 03/TM-CTTH thông báo cho Megaon biết sẽ thuê đơn vị thẩm định là Công ty TNHH Đào tạo & Truyền thông BAV (BAV), có chức năng cung cấp dịch vụ marketing chuyên nghiệp, để xem xét tổng thể về những phần việc đã làm được và chưa làm được trong Hợp đồng số 20230712. "Megaon không có ý kiến gì về việc thuê đơn vị này để rà soát", Tâm Hà Beauty cho biết.

Từ ngày 14-20/1/2024, BAV đã nghiên cứu hồ sơ, kiểm tra, đánh giá các tài liệu, số liệu và tài khoản online liên quan Hợp đồng số 20230712. Theo đó, BAV đã ban hành bản đánh giá về kết quả thực hiện hợp đồng trên.

Theo kết quả rà soát từ phía BAV, tổng giá trị khối lượng công việc Megaon đã thực hiện chỉ đạt hơn 1 tỷ đồng. Số tiền Megaon đã nhận tạm ứng của Tâm Hà Beauty là hơn 3,1 tỷ đồng. Do đó, số tiền Megaon cần hoàn trả lại cho Tâm Hà là hơn 2 tỷ đồng.

Bỏ tiền tỷ, nhận lại "bực tức"?

Khi chi số tiền lớn để thuê Megaon làm marketing, phía Tâm Hà Beauty kỳ vọng sẽ nhận được nhiều hiệu quả. Tuy nhiên, kết quả lại khiến doanh nghiệp này thất vọng.

Đại diện phía Tâm Hà Beauty bức xúc cho rằng, sau khi kết thúc hợp đồng thì 2 bên cần ngồi lại với nhau để kiểm đếm, xác nhận tiến độ từng công việc và tất toán công nợ. Tuy nhiên, Tâm Hà Beauty đã nhiều lần gửi tin nhắn, gọi điện thoại và viết giấy mời nhưng phía Megaon vẫn không đến họp mà chỉ gửi báo cáo.

Đại diện Tâm Hà Beauty còn cho rằng, công ty đã bị thiệt hại nặng nề khi không bán được hàng, dẫn đến tồn đọng hàng hoá. Bên cạnh đó, KOL (người dẫn dắt dư luận chủ chốt) do bị động hợp đồng không làm được gây ảnh hưởng, phải đền bù tiền cho KOL và đại diện thương hiệu. Ngoài ra, Tâm Hà Beauty không có đại lý nào, dẫn đến doanh nghiệp bị thua lỗ, gánh nặng về chi phí tiền nhân viên và hàng hoá. Đặc biệt, giám đốc công ty còn phải chịu nhiều áp lực về tinh thần.

Ký hợp đồng marketing gần 4 tỷ đồng với Megaon, khách hàng nhận lại sự “ức chế”
Tâm Hà Beauty nhiều lần gửi thông báo họp để giải trình về số liệu liên quan đến hợp đồng nhưng Megaon đã không đến

Đại diện Tâm Hà Beauty bức xúc, trong khi Megaon ký hợp đồng gần 4 tỷ đồng mà bên Tâm Hà vẫn phải trả riêng tiền thuê người đại diện Nam Thư 300 triệu đồng, 11 KOL gần 500 triệu đồng và chi phí sự kiện gần 400 triệu đồng. Tất cả các đồng phục công ty, thiệp, catolog (ấn phẩm quảng cáo), giỏ xách sản phẩm đều là do Tâm Hà Beauty chi trả.

Cũng theo bà Tâm, phía Tâm Hà còn phải thiết kế gần 100 đồng phục vest cho các đại lý của Tâm Hà Beauty, rồi tự bỏ tiền mua xe ô tô tải 2,5 tấn để chở hàng với tổng số tiền gần 850 triệu đồng.

Bức xúc với những động thái trên, Tâm Hà Beauty cho biết, công ty đang làm thủ tục gửi đơn kiện Megaon ra tòa án để đòi lại quyền lợi chính đáng.

Để xác minh làm rõ vấn đề phản ánh của Tâm Hà Beauty, phóng viên đã liên hệ với ông Lê Quốc Toàn, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Megaon. Qua điện thoại, ông Toàn rằng, Megaon triển khai công việc có báo cáo rõ ràng. Megaon đã gửi báo cáo nhưng phía khách hàng không đồng ý. Hiện nay, Megaon đã ủy quyền cho luật sư làm việc.

Liên quan về phản ánh Megaon chưa đạt số lượng công việc, ông Toàn cho rằng, vấn đề này dựa trên hợp đồng. Trong hợp đồng có đầu mục, số lượng, khối lượng công việc, chứng từ, văn bản và báo cáo rõ ràng.

Ông Toàn cho rằng, khách hàng đề nghị dừng hợp đồng chứ không phải Megaon yêu cầu. Hợp đồng 6 tháng đã triển khai xong nhưng đến khi Megaon báo cáo nghiệm thu thì khách hàng không đồng ý.

“Họ không đồng ý thì mình nhờ công ty luật vào làm việc để thu hồi công nợ. Khi báo cáo nghiệm thu, những gì mình đã làm được thì khách hàng phải thanh toán”, đại diện Megaon nói.

Trước những thông tin trên, dư luận đặt ra nghi vấn, tại sao sau khi kết thúc thời gian hợp đồng thì phía Megaon lại "né tránh" không gặp khách hàng để làm rõ những công việc đã, đang làm dang dở hoặc chưa hoàn thiện xong, để hai bên có sự thống nhất khối lượng công việc đã hoàn thành và tất toán kinh phí đã nhận?

Báo Công Thương sẽ tiếp tục tìm hiểu, thông tin để làm rõ các phản ánh, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của các cá nhân nếu như phản ánh chưa chính xác.

Nguồn: Công thương

Còn lại: 1000 ký tự
Lâm Đồng: Khởi tố giám đốc công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như trốn thuế hàng tỷ đồng

(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.

Xem chi tiết
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
2
2
2
3