Cà Mau: Bắt giữ tàu vận chuyển, mua bán trái phép 120.000 lít dầu DO


(CHG) Tàu tuần tra của Hải đội Biên phòng 2 thuộc Bộ đội biên phòng tỉnh Cà Mau (ngày 6/10) đã bắt giữ tàu CM 99284 TS đang vận chuyển trái phép dầu DO để bán lại cho các tàu đánh cá khác trên vùng biển Tây Nam.
Chiều 6/10, trong khi tuần tra bảo vệ chủ quyền vùng biển tại khu vực cách đảo Hòn Chuối khoảng 20 hải lý về hướng tây, tàu tuần tra của Hải đội Biên phòng 2 đã phát hiện tàu CM 99284 có dấu hiệu nghi vấn nên phát tín hiệu yêu cầu thuyền trưởng tắt máy thả trôi để kiểm tra.
Lực lượng làm nhiệm vụ phát hiện trên tàu có nhiều khoang hầm chứa tinh thể lỏng có mùi dầu. Thuyền trưởng cho biết, đây là dầu DO nhưng không xuất trình được hóa đơn, chứng từ mua bán dầu và nguồn gốc hàng hóa. Đội tuần tra đã đưa người và phương tiện về Hải đội biên phòng để điều tra, làm rõ.
Phương tiện vi phạm bị đưa vào bờ.
Làm việc với lực lượng Hải quan, thuyền trưởng Trần Hữu Lộc cho biết: Tàu CM 99284 TS, có tên là Nhật Trường, do bà Nguyễn Thị Nhanh (trú khóm 2, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) làm chủ sở hữu. Đến ngày 15/8/2022, ông Trần Hữu Lộc thuê lại tàu từ ông Phan Văn Chiến (một người thuê tàu từ bà Nguyễn Thị Nhanh trước đó) nhưng không có hợp đồng, giấy tờ công chứng.
Sau khi thuê tàu CM 99284 TS, ông Trần Hữu Lộc đã cho sửa chữa, lấp phủ keo các hầm có sẵn, mua sắm dụng cụ phục vụ việc mua bán dầu trên biển, thuê thêm 3 thuyền viên làm việc trên tàu.
Theo kết quả điều tra ban đầu, ông Lộc và các thuyền viên đã tổ chức mua bán trót lọt 4 lần. Đến lần thứ 5, khi đang vận chuyển tìm phương tiện mua dầu thì tàu bị Hải đội Biên phòng 2 phát hiện, bắt giữ. Tổng số dầu mà tàu CM 99284 TS đã vận chuyển và mua bán trái phép lên đến trên 120.000 lít.
Hiện Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Cà Mau đang tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi buôn lậu dầu trên vùng biển Tây Nam đối với thuyền trưởng và những người liên quan để xử lý theo quy định của pháp luật.
Trước đó, ngày 30/9/2022, tại khu vực biển, cảng biển Hải Phòng, Hải đội Kiểm soát trên biển khu vực miền Bắc cũng đã bắt giữ 2 tàu QN-7395 và HP4658 vì có hành vi sang mạn trái phép dầu trên biển. Tổng lượng hàng hóa vi phạm trên tàu khoảng hơn 200 nghìn lít dầu DO, trị giá ước tính hơn 3 tỷ đồng.
Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
2
2
2
3