Cà Mau: Bị phạt và truy thu gần 9 tỷ đồng vì vi phạm kinh doanh xăng dầu


(CHG) Vừa qua, Chánh thanh tra Bộ Công Thương đã banh hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính gần 9 tỷ đồng đối với Thương nghiệp Cà Mau (CMV) do vi phạm kinh doanh xăng dầu.

Theo đó, Thương nghiệp Cà Mau bị phạt tiền 50 triệu đồng do có hành vi gian lận trong kê khai đăng ký hệ thống phân phối; phạt tiền 90 triệu đồng vì kinh doanh xăng dầu khi Giấy phép kinh doanh xăng dầu được cấp đã hết hiệu lực.

 

Công ty Cổ phần Thương nghiệp Cà Mau

Trước sự việc trên, để khắc phục hậu quả cho hành vi kinh doanh xăng dầu khi giấy phép kinh doanh xăng dầu được cấp đã hết hiệu lực, CMV buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ tháng 1/2021-3/2022 với số tiền gần 8,7 tỷ đồng. Ước tính tổng số tiền CMV bị phạt và truy thu phải nộp vào ngân sách gần 9 tỷ đồng.

Nhưng do đã tự nguyện khai báo hành vi vi phạm, tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính. Bên cạnh đó, Công ty cũng đã ngăn chặn làm giảm bớt hậu quả của vi phạm và tự nguyện khắc phục hậu quả nên được xét vào các tình tiết giảm nhẹ.

Liên quan đến đợt thanh tra 33 đầu mối xăng dầu do Bộ Công Thương tiến hành từ tháng 2/2022 đến ngày 5/9/2022, Bộ Công Thương đã ra quyết định xử phạt và rút giấy phép kinh doanh của 5 doanh nghiệp đầu mối ở khu vực phía Nam vì có các vi phạm liên quan đến kinh doanh xăng dầu.

Các doanh nghiệp bị xử phạt và tước giấy phép gồm: CTCP Thương mại dầu khí Đồng Tháp (Petimex), CTCP Xuất nhập khẩu xăng dầu Tín Nghĩa, CTCP Dầu khí Đông Phương, Công ty TNHH xăng dầu Hùng Hậu, Công ty TNHH MTV Dầu khí TPHCM (Saigon Petro). Hiện 5 doanh nghiệp này chiếm trên 10% thị phần xăng dầu cả nước.

Trước đó, ngày 31/8, Thanh tra Bộ Công Thương đã ban hành 18 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với 11 doanh nghiệp đầu mối, các công ty trực thuộc... với tổng số tiền phạt hơn 13,3 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cơ quan này còn áp dụng xử phạt bổ sung là tước quyền giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu với 5 doanh nghiệp.

Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
2
2
2
3