Những cánh đồng lúa vừa gặt xong, trơ gốc rạ cũng là lúc các đối tượng săn bắt chim yến bước vào “mùa” làm nghề. Từ tháng 9/2021 đến nay, có khá nhiều bẫy lưới dùng để săn chim yến và các loài chim hoang dã được dựng lên ở các cánh đồng qua xã Phước Thuận (huyện Tuy Phước).
Để bẫy chim, các đối tượng sử dụng bộ thiết bị âm thanh, mô phỏng tiếng kêu của chim yến, kèm theo một con chim yến bị cột vào giữa lưới để làm “mồi”. Các tấm lưới có sợi rất nhỏ, có độ rộng tùy loại, không màu, được giăng ngang giữa hai cọc tre làm trụ khiến chim yến không thể nhận ra.
Thời gian các đối tượng bẫy chim từ 5 - 7h lúc đàn chim yến rời tổ đi kiếm mồi và từ 15 - 17h, khi đàn chim yến trở về tổ hằng ngày. Sau khi bẫy được các loài chim hoang dã, trong đó có chim yến, các đối tượng nhốt vào các lồng, phân theo từng loài riêng biệt. Đối với chim yến được các đối tượng bán để phóng sanh, hoặc bán cho các quán nhậu làm thức ăn, giả mồi chim sẻ. Hệ quả của việc săn bắt vô tội vạ trong thời gian dài đã khiến nguồn chim yến trong tự nhiên bị sụt giảm nghiêm trọng.
Theo thống kế, toàn tỉnh Bình Định hiện có hơn 1.500 nhà yến đang hoạt động, với diện tích xây dựng hơn 200.000m2, hơn 1.300 hộ tham gia nuôi. Thời gian qua, nghề nuôi chim yến ở Bình Định phát triển khá mạnh, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
“Tuy nhiên, với tình trạng săn bẫy chim yến có chiều hướng gia tăng như hiện nay, nguy cơ đe dọa đến sự tồn tại của loài chim yến, phá vỡ cân bằng sinh thái gây thiệt hại cho hoạt động dẫn dụ, gây nuôi chim yến trong nhà, ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi kinh tế đang hiện hữu trước mắt”, ông Trần Văn Ơi, Chủ tịch Hiệp hội Yến sào tỉnh Bình Định lo lắng.
Lãnh đạo Công an xã Phước Thuận cho biết, tháng 9/2021, có 6 vụ săn bắt trái phép chim yến và các loài chim khác xảy ra ở địa phương bị lực lượng chức năng phát hiện, thu giữ tang vật; xảy ra chủ yếu ở các thôn: Phổ Trạch, Tân Thuận, Quảng Vân. Hiện nay, sự sụt giảm về số lượng chim yến trong tự nhiên trên địa bàn xã Phước Thuận và một số xã khác đã đến mức báo động.
Cụ thể, qua khảo sát trong 3 năm gần đây, sản lượng chim yến của trên 300 hộ nuôi trên địa bàn huyện Tuy Phước đã suy giảm gần một nửa. Điều đáng nói là việc bắt chim yến mẹ gây ra hậu quả lớn hơn bởi chim mẹ bị bẫy bắt không về tổ được, chim non trong tổ ở nhà không được mẹ chăm sóc, mớm mồi nên sẽ bị chết.
Ông Trần Văn Ơi đề nghị: “Giá trị kinh tế của chim yến đem lại là không nhỏ. Trớ trêu là giá trị thương phẩm chim yến bị săn bắt chỉ khoảng từ 2.000-4.000 đồng/con, nhưng các đối tượng vẫn lén lút săn bắt và hủy diệt, bất chấp các quy định của pháp luật về bảo tồn và phát triển chim yến. Trong khi nếu bảo vệ tốt, mỗi năm, mỗi cặp chim yến có thể mang lại giá trị kinh tế tới cả triệu đồng nhờ khai thác tổ. Do vậy, tôi nghĩ chính quyền các địa phương trong tỉnh cần sớm có động thái tích cực, ngăn chặn triệt để tình trạng săn bắt chim yến trái phép để bảo vệ môi sinh và lợi ích kinh tế của loài chim quý đem lại cho địa phương”.
Theo Công ước CITES, chim yến là động vật hoang dã quý hiếm, cần được bảo tồn và phát triển. Tại Việt Nam, chim yến thuộc nhóm IIB trong Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Hơn nữa, để bảo vệ loài chim yến, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành văn bản số 376/UBND-KT ngày 20/1/2021 yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an tỉnh Bình Định, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường các giải pháp chấn chỉnh hoạt động săn, bẫy chim yến.
Mặc dù pháp luật đã quy định rõ về bảo vệ chim yến cũng như hình thức xử phạt đối với các hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép chim yến, nhưng không ít nơi trên địa bàn tỉnh Bình Định, chính quyền địa phương chưa thật sự vào cuộc nên đến nay tình trạng săn bắt chim yến và các loài chim hoang dã trong tỉnh vẫn diễn ra khá phổ biến.
Giải pháp cấp bách để ngăn chặn nạn săn bắt chim yến hiện nay đòi hỏi các cơ quan chức năng của tỉnh Bình Định cần sớm có biện pháp quản lý, ngăn chặn, kiểm tra, xử lý thường xuyên hơn nạn bẫy bắt chim yến; tổ chức tuyên truyền, vận động người dân không được bẫy bắt chim yến để phóng sinh hoặc bán cho các nhà hàng, quán nhậu…
Nguồn: Báo Công An Nhân Dân
(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.
Xem chi tiết(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết