Cảnh báo thiết bị đo nồng độ cồn có nguy cơ không chuẩn


(CHG) Hàng trăm máy đo nồng độ cồn của lực lượng công an có nguy cơ không chuẩn do sai phạm liên quan đến cán bộ kiểm định các thiết bị này.

Cuối năm 2021, Viện Đo lường Việt Nam báo cáo lãnh đạo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng về việc mua và sử dụng khí cồn chuẩn được dùng để kiểm định/hiệu chuẩn/đo thử nghiệm cho các phương tiện đo nồng độ cồn mà lực lượng Cảnh sát giao thông đang sử dụng.

Năm 2016, Phòng Đo lường Hóa lý - Mẫu chuẩn (thuộc Viện Đo lường Việt Nam) đã thực hiện 73 lần mua chất chuẩn tương ứng với 73 bộ hồ sơ. Việc mua được trải đều trong năm 2016.

Số lượng khí cồn chuẩn mua năm 2016 được xác định không thể hiện rõ nguồn gốc, xuất xứ, không ghi độ chính xác mà chỉ ghi hàm lượng của khí cồn chuẩn trên tờ hóa đơn (thể hiện trong hồ sơ mua, thanh quyết toán). Kinh phí khách hàng trả là hơn 6,2 tỷ đồng. Kinh phí mua chất chuẩn khoảng 2,4 tỷ đồng. Tổng kinh phí thực hiện khoảng 8,7 tỷ đồng.

Kết quả xác minh của tổ công tác Viện Đo lường chỉ rõ: ông Ngô Huy Thành - Trưởng phòng Đo lường Hóa lý - Mẫu chuẩn chịu trách nhiệm chính. Ông Thành cùng các cán bộ liên quan có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật như: Cố ý làm trái quy định trong quy trình kiểm định phương tiện đo hàm lượng cồn trong hơi thở theo ĐLVN 107:2012, gây thiệt hại cho Nhà nước khoảng 2,4 tỷ đồng.

Dùng thủ đoạn gian dối để thay đổi chất chuẩn (mua, sử dụng cồn không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc, không được chứng nhận chuẩn đo lường, không thực hiện đúng quy định tại ĐLVN 107:2012...), là dấu hiệu lừa dối khách hàng để cấp các chứng nhận kết quả kiểm định/đo thử nghiệm không đúng.

Trên cơ sở kết quả kiểm tra, kết luận tại cuộc họp, đồng thời đánh giá các vi phạm của ông Ngô Huy Thành, Viện Đo lường Việt Nam kiến nghị lãnh đạo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng một số nội dung. Đối với hành vi vi phạm pháp luật đo lường, Viện Đo lường Việt Nam sẽ xem xét xử lý viên chức theo quy định của pháp luật; đồng thời kiến nghị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Đối với hành vi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng, cố ý làm trái quy định theo quy trình kiểm định phương tiện đo hàm lượng cồn trong hơi thở theo ĐLVN 107:2012 nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, có dấu hiệu tham ô, gây thiệt hại cho nhà nước khoảng 2,4 tỷ đồng, Viện Đo lường xin ý kiến chỉ đạo lãnh đạo Tổng cục và đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật.

Đối với hành vi có dấu hiệu dùng thủ đoạn gian dối là thay đổi chất chuẩn nhằm lừa đối khách hàng để cấp các chứng nhận kết quả kiểm định/đo thử nghiệm không đúng để chiếm đoạt tiền của khách hàng khoảng 6,2 tỷ đồng, Viện đề nghị lãnh đạo Tổng cục chỉ đạo xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Về chất lượng cồn, quy định nồng độ chất thử cồn đã có ĐLVN 107:2012, cồn phải chuẩn thì hơi thở trong máy mới lên.

Lãnh đạo Viện Đo lường Việt Nam cho biết, việc sử dụng khí chuẩn để thử nghiệm máy đo nồng độ cồn không rõ nguồn gốc sẽ ảnh hưởng đến việc đo nồng độ cồn thực tế.

Còn lại: 1000 ký tự
Bộ Y Tế ra quyết định thu hồi số công bố mỹ phẩm của Công ty Phương Anh

(CHG) Ngày 10-12, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) ban hành một loạt công văn thông báo đình chỉ lưu hành và tiêu hủy trên toàn quốc nhiều sản phẩm mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử lý 01 cơ sở kinh doanh điện thoại, linh kiện điện tử,…

(CHG) Trong các ngày 29/10, 06/11 và 19/11/2024, Đội QLTT số 1 (phụ trách địa bàn thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành) đã tiến hành kiểm tra đột xuất và phát hiện 04 cơ sở kinh doanh vi phạm trên nền tảng điện tử…

Xem chi tiết
Lâm Đồng: Khởi tố giám đốc công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như trốn thuế hàng tỷ đồng

(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.

Xem chi tiết
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
2
2
2
3