Cảnh báo về lừa đảo sổ đỏ nhằm chiếm đoạt tài sản


(CHG) Thời gian qua, nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến sổ đỏ đã xảy ra. Mới đây, Công an TP. Tuy Hòa (Phú Yên) đã bắt quả tang hai nghi can lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng chiêu “làm nhanh sổ đỏ”.
Đối tượng Võ Thanh Châu và Lê Thị Dung tại cơ quan điều tra. Ảnh: Hữu Toàn.
Cuối tháng 2 vừa qua, ông Trần Văn Đ. (SN 1961) và bà Bùi Thị C. (SN 1958, trú ở thôn Tường Quang, xã Hòa Kiến, TP. Tuy Hòa) cầm sổ đỏ đến UBND xã Hòa Kiến, TP. Tuy Hòa để làm thủ tục xin giấy phép xây dựng công trình nhà ở. 
Khi ông Nguyễn Đức Tiến, công chức địa chính – xây dựng xã Hòa Kiến kiểm tra, đối chiếu dữ liệu hồ sơ lưu trữ trên máy tính đã phát hiện cả hai sổ đỏ của ông Đ. và bà C. đều là giả mạo. Vụ việc được đưa ra Công an xã Hòa Kiến giải quyết.
Ông Đ. và bà C. khai được bà Đỗ Thị L. (SN 1969, trú thôn Tường Quang, xã Hòa Kiến, TP. Tuy Hòa) giới thiệu gặp một người phụ nữ tên Dung để làm “sổ đỏ”. Bà Dung khẳng định có thể làm nhanh sổ đỏ mà chủ sử dụng đất không phải đến các cơ quan Nhà nước, chỉ cần cung cấp thông tin địa chỉ, nguồn gốc, vị trí, diện tích thửa đất cần làm sổ đỏ cùng với căn cước công dân của chủ sử dụng đất. Chi phí dịch vụ cho mỗi sổ là 40 triệu đồng. Tổng số tiền ông Đ. và bà C. làm sổ đỏ là 130 triệu đồng.
Ngày 10/3, khi bà Dung cùng một người đàn ông mang theo bản chính sổ đỏ đến giao cho bà Đỗ Thị L. tại nhà riêng để nhận số tiền 33 triệu đồng thì Công an TP. Tuy Hoà đã ập vào bắt quả tang. Kiểm tra giấy tờ tùy thân, người phụ nữ tên là Lê Thị Dung (SN 1987, trú ở hẻm 3 Nguyễn Tất Thành, phường 2, TP. Tuy Hòa), còn người đàn ông đi cùng tên là Võ Thanh Châu (SN 1962, trú ở hẻm 15 Nguyễn Huệ, phường 5, TP. Tuy Hòa).
Cùng với việc điều tra làm rõ hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Tuy Hòa còn tập trung đấu tranh mở rộng điều tra dấu hiệu tội phạm “Làm giả, sử dụng con dấu, tài liệu cơ quan tổ chức” có liên quan đến ba sổ đỏ làm đối tượng Dung và Châu đã làm nhanh cho ba người dân.
Trước đó, ngày 2/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Kon Tum (tỉnh Kon Tum) cho biết, đơn vị cũng đang tiếp tục điều tra vụ “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra trên địa bàn.
Theo hồ sơ vụ án, năm 2021, bà Hường liên hệ vay của ông Nguyễn Duy Tân (trú TP. Kon Tum) 250 triệu đồng để đáo hạn ngân hàng. Quá trình vay, bà Hường dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên bà Bế Thị Hồng Nhung (sinh năm 1993) và ông Ung Viết Tâm (sinh năm 1989, trú huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum) để thế chấp. Bên cạnh đó, bà Nhung cũng viết giấy giao sổ đỏ và hẹn sau 2 tuần sẽ trả tiền, lãi suất theo thỏa thuận.
Tuy nhiên, đến hẹn chưa thấy bà Hường trả nợ, ông Tân đã mang sổ đỏ đi kiểm tra thì phát hiện giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên là giả. Ông Tân đã làm đơn tố cáo bà Hường, bà Bế Thị Hồng Nhung, ông Ung Viết Tân vì có hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Còn lại: 1000 ký tự
Lâm Đồng: Khởi tố giám đốc công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như trốn thuế hàng tỷ đồng

(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.

Xem chi tiết
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
2
2
2
3