Cho vay lãi suất cao mức nào sẽ bị phạt tù?


(CHG) Tại Nghị quyết số 01/2021 hướng dẫn áp dụng Điều 201 Bộ luật Hình sự quy định người cho vay với lãi suất cao sẽ phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Từ năm 2019, Chính phủ ra Chỉ thị 12 về tăng cường đấu tranh phòng chống tội phạm và vi phạm liên quan " tín dụng đen". Theo báo cáo cuối năm 2020, công an cả nước phát hiện hơn 10.000 cơ sở cầm đồ, kinh doanh tài chính hoặc cá nhân có biểu hiện cho vay lãi suất cao.

                                                                   Một hình thức đòi nợ của những kẻ cho vay nặng lãi

Trong năm 2021, công an các địa phương tiếp nhận, phát hiện hơn 1.000 vụ việc và khoảng 1.700 người liên quan đến hoạt động cho vay lãi suất cao.  

Những tháng gần đây, tình hình tội phạm này có chiều hướng gia tăng. Điển hình như gần đây, Công an huyện Trảng Bom (Đồng Nai) vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 đối tượng để điều tra về hành vi cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự.

4 đối tượng gồm: Lê Văn Minh (35 tuổi, ngụ tại Đồng Nai), La Văn Quang (28 tuổi, ngụ tại Bình Dương), Nguyễn Văn Hưng (33 tuổi) và Luyện Viết Hiếu (25 tuổi) cùng ngụ tại TP. Hồ Chí Minh.

Theo điều tra, trong quá trình làm ăn, từ tháng 2 đến tháng 5/2022, bà T.T.Y (43 tuổi, ngụ tại TP. Biên Hòa) thiếu tiền kinh doanh nên đã vay 550 tiệu đồng của các bị can trên bằng hình thức trả góp theo ngày với lãi suất cao. Tuy nhiên, bà Y. mất khả năng trả nợ nên các đối tượng trên đã đến nhà bà Y. tại huyện Trảng Bom để đe dọa. Bà Y. đã báo Công an huyện Trảng Bom vào cuộc xử lý.

Cụ thể, Nguyễn Văn Hưng cho bà Y. vay 70 triệu với lãi suất từ 365-73-0%/năm, thu lãi 57 triệu đồng; Luyện Viết Hiếu cho vay 180 triệu đồng, lãi suất 530%/năm, thu lãi hơn 40 triệu đồng; Lê Văn Minh cho vay 150 triệu đồng, lãi suất 365-421%, thu lãi gần 20 triệu đồng; La Văn Quang cho vay 150 triệu đồng, lãi suất 365%/năm, thu lãi hơn 16 triệu đồng.

Ngoài ra, bà Y còn vay hơn 600 tiệu đồng từ 7 người khác với số lợi lãi là 20 triệu đồng.

Mới đây, Công An huyện Sông Lô (tỉnh Vĩnh Phúc) đã bắt quả tang đối tượng Đào Xuân Tới đang có hành vi đòi nợ tại nhà Lê Hồng Đ. ( SN 1977, trú thôn Chiến Thắng, xã Phương Khoan, huyện Sông Lô).

Theo điều tra, Đào Xuân Tới đã cho Lê Hồng Đ. vay 51 triệu đồng với lãi xuất 10.000 đồng/triệu/ngày (tương đương 30%/ tháng, 360%/năm). Số lãi mà Tới đến nhà Lê Hồng Đ. thu nợ là 42,8 triệu đồng. So sánh số tiền cho vay với số tiền lãi "siêu cao" này gần như tương đương giá trị.

Theo Nghị quyết số 01/2021 hướng dẫn áp dụng Điều 201 Bộ luật Hình sự và xét xử các vụ án về tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao xác định lãi suất vay không quá 20%/năm (1,67% tháng) nên ai cho vay với lãi suất vượt quá 5 lần mức này là cho vay nặng lãi.

Tại Điều 201 của Nghị quyết quy định, người nào cho vay với lãi suất gấp 5 lần lãi suất cao nhất trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng trở lên sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Người cho vay nặng lãi nhiều lần, mỗi lần dù thu lời bất chính ít hơn hay từ 30 triệu đồng trở lên đều sẽ bị phạt mức án tương ứng tổng số tiền lời bất chính trong những lần cho vay. Họ có thể bị áp dụng thêm tình tiết tăng nặng “phạm tội 2 lần trở lên”.

Người cho vay nặng lãi nhằm thu lời bất chính trên 30 triệu đồng nhưng vì lý do khách quan vẫn chưa thu được số tiền này cũng bị xử lý hình sự. Khung hình phạt cho họ tương ứng với ố lợi bất chính họ mong muốn có được. Khi tuyên phạt, tòa án sẽ áp dụng quy định về “tội phạm chưa đạt”.

Nếu người cho vay nặng lãi có hành vi khác để đòi nợ như dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, gây thương tích cho con nợ… sẽ bị xử lý theo các tội danh tương ứng gồm cướp tài sản, cố ý gây thương tích, cưỡng đoạt tài sản.

Cũng theo Nghị quyết 01, người vay nặng lãi sẽ được tòa án triệu tập với tư cách “người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan”, không phải người bị hại. Họ chỉ được trả lại phần tiền người cho vay đã thu lợi bất chính; các khoản khác gồm tiền gốc và lãi cao nhất theo luật (bằng 20%/năm) được sung công.

Trước Nghị quyết 01, chưa có quy định nào là thu lợi bất chính và không có hướng dẫn phải sung công hay trả về đương sự số tiền gốc cũng như tiền lời bất chính.

Như vậy thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng trở lên sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Cần có sự vào cuộc của cơ quan chức năng nhằm ngăn chặn của các đối tượng cho vay với lãi "siêu cao" này và để xử lý theo quy định của pháp luật./.

Còn lại: 1000 ký tự
Lâm Đồng: Khởi tố giám đốc công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như trốn thuế hàng tỷ đồng

(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.

Xem chi tiết
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
2
2
2
3