Chống buôn lậu và gian lận thương mại chưa bao giờ hết “nóng”


(CHG) Những tháng cuối năm, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại càng diễn ra phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi hơn. Do đó, các chuyên gia kiến nghị, để công tác phòng chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại đạt hiệu quả, các cơ quan chức năng cần quyết liệt, triển khai triệt để hơn nữa.
Các lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra các cơ sở kinh doanh.
Nhiều thủ đoạn tinh vi nhằm “qua mắt” cơ quan chức năng
Hiện nay, tình hình sản xuất ngày một phát triển, hàng hóa đa dạng, phong phú, chất lượng sản phẩm ngày càng nâng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Nhưng thị trường nội địa đang phải đối diện với tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả diễn ra hết sức phức tạp cả về quy mô lẫn tính chất, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất trong nước, gây thất thu ngân sách, thiệt hại lớn cho doanh nghiệp làm ăn chân chính và gây mất lòng tin đối với người tiêu dùng.
Để hạn chế và ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, thời gian qua, Chính phủ cùng các bộ, ngành, địa phương đã có những chỉ đạo, định hướng cụ thể, các đơn vị thực thi pháp luật đã vào cuộc quyết liệt nên tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Mặc dù vậy, vấn nạn buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả vẫn âm thầm diễn ra, dưới nhiều hình thức và phương pháp ngày càng tinh vi, gây nhiều khó khăn cho cơ quan thực thi pháp luật. Tình trạng hàng giả, hàng có nguồn gốc từ nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ vẫn được bày bán công khai ở nhiều nơi, 
tạo ra nhiều hệ lụy xấu cho doanh nghiệp, ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của người tiêu dùng, tác động xấu tới toàn xã hội.   
Để đưa hàng lậu vào nội địa tiêu thụ, vẫn có những hiện tượng ngang nhiên vận chuyển qua cửa khẩu. Điển hình như sự việc Cơ quan cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu Công an Hà Tĩnh đã kiểm tra, bắt giữ số hàng nhập lậu trái phép qua Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo. Tại hiện trường, lực lượng chức năng phát hiện trên xe ô tô đang vận chuyển số lượng lớn sản phẩm hàng hóa gồm: Phụ tùng ô tô, thức ăn động vật, mỹ phẩm. Tất cả số hàng hóa này đều do nước ngoài sản xuất, tổng trị giá là hơn 1,5 tỷ đồng. Người điều khiển phương tiện là ông Nguyễn Duy Quý (SN 1983, trú huyện Can Lộc, Hà Tĩnh). Làm việc với lực lượng chức năng, ông Quý không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc hàng hóa, không làm thủ tục khai báo cơ quan chức năng tại Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo.
Trước đó, thực hiện công tác phòng, chống buôn lậu đối với mặt hàng tiêu dùng dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Đội Kiểm soát phòng phòng chống ma túy Cục Hải quan Quảng Trị (ngày 10/11) phối hợp với Phòng cảnh sát Kinh tế (PC03) Công an Quảng Trị và Công an thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa tổ chức kiểm tra kho hàng của bà Phan Thị Thùy Hương (khóm Trung Chính, trị trấn Lao Bảo). Tại đây, lực lượng chức năng đã phát hiện trong kho có nhiều hàng hóa như bia, nồi cơm điện, nước giải khát… Trị giá hàng hóa hơn 1,1 tỷ đồng.
Làm việc với lực lượng chức năng, bà Hương không xuất trình được hóa đơn, chứng từ hợp pháp của lô hàng trên. Đoàn kiểm tra đã lập biên bản và ra quyết định tạm giữ toàn bộ tang vật vi phạm để phục vụ công tác điều tra, làm rõ theo quy định của pháp luật.
Để vận chuyển hàng lậu vào nội địa, các đối tượng đã sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi để nhằm “qua mắt” các lực lượng chức năng. Điển hình như sự việc tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, tổ công tác thuộc Đội Kiểm soát Hải quan số 1, Cục Hải quan tỉnh đã phát hiện xe ô tô mang BKS 14C-298.64 trên thân xe có gắn biểu tượng vận chuyển thư báo, đang bốc hàng hóa lên xe có dấu hiệu hàng nhập lậu. Tiến hành kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện và thu giữ 180 chiếc áo sơ mi dài tay không nhãn hiệu, 230 chiếc thắt lưng người lớn không nhãn hiệu. Tất cả đều là hàng mới 100% do Trung Quốc sản xuất và không có hóa đơn, chứng từ chứng minh hợp pháp của sản phẩm.
Toàn cảnh toạ đàm “Chống buôn lậu và gian lận thương mại: Công tác phối hợp và chế tài xử phạt”.
Tăng cường phối hợp, triển khai quyết liệt chống buôn lậu
Phát biểu tại tọa đàm “Chống buôn lậu và gian lận thương mại: Công tác phối hợp và chế tài xử phạt” vừa diễn ra, ông Nguyễn Quang Vinh, Phó chủ tịch Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết: Những tháng cuối năm, nhu cầu tiêu dùng tăng cao, hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tiêu thụ hàng giả, hàng nhái trên thị trường sẽ tăng đột biến. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế nêu trên là do chúng ta chưa huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội vào cuộc, chính quyền một số địa phương chưa quyết liệt trong chỉ đạo, thực hiện, một bộ phận cán bộ, công chức thiếu tinh thần trách nhiệm, yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức tuân thủ pháp luật chưa cao, còn có biểu hiện nể nang, bao che, thậm chí có trường hợp “bảo kê” cho hành vi vi phạm pháp luật”. 
Cùng chung quan điểm, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ, Tổng cục Quản lý thị trường Nguyễn Đức Lê chỉ ra nguyên nhân của thực trạng hàng giả, hàng nhái vẫn còn tồn tại phức tạp, tinh vi. 
Thứ nhất, lợi nhuận của hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là rất lớn. Bên cạnh đó, vấn đề dịch bệnh và đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu gây khan hiếm hàng hóa, các đối tượng lợi dụng nguồn cung hàng thật bị hạn chế, đơn vị sản xuất bị ảnh hưởng thì các đối tượng đã đưa ra sản phẩm hàng giả ngày càng nhiều hơn.
Thứ hai, ý thức của người tiêu dùng chưa cao, vẫn còn hiện tượng người tiêu dùng chưa nhận thức hết tác hại của việc mua, sử dụng hàng giả, hàng nhái, ham rẻ. 
Thứ ba, hiện nay, nền tảng thương mại điện tử phát triển vượt bậc dẫn đến các đối tượng lợi dụng để bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Thứ tư, sự vào cuộc của doanh nghiệp, cơ quan chức năng liên quan có lúc, có nơi chưa cao, chưa đồng bộ, xuyên suốt. 
Thứ năm, hệ thống pháp luật còn chưa đồng bộ, chồng chéo, dẫn đến việc khó khăn cho công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của lực lượng chức năng; chế tài xử lý chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm.
Ông Bùi Văn Hoàn, Cục phó Cục Điều tra Chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) cho biết, theo báo cáo, số vụ chống buôn lậu qua biên giới đến nay giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, buôn lậu hàng giả ở trong nước vẫn diễn ra rất phức tạp.
Đến nay, Cục Điều tra chống buôn lậu đã bắt và xử lý 14.700 vụ vi phạm, tổng trị giá hơn 5.100 tỷ đồng, xử phạt và nộp ngân sách nhà nước 334 tỷ đồng, khởi tố 36 vụ, chuyển cơ quan khác khởi tố là 112 vụ.
Trong giai đoạn tới, Cục Điều tra chống buôn lậu tiếp tục phối hợp tốt với các cơ quan chức năng thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) thực hiện tốt công tác quản lý xuất nhập khẩu, ngăn chặn hiệu quả tình trạng buôn lậu và vi phạm sở hữu trí tuệ để người dân được tiêu dùng sản phẩm tốt, chất lượng, nhất là trong tháng cuối năm và Tết Nguyên đán sắp tới.
Theo ông Nguyễn Đức Lê, bám sát chỉ đạo của Bộ Công Thương, tổng cục Quản lý thị trường đặt mục tiêu đến năm 2025, không để hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể bày bán tại Trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi… 
Mục tiêu thứ hai là đến năm 2025, 100% làng nghề không được phép sản xuất, bán công khai các sản phẩm hàng giả, hàng nhái. Bên cạnh đó là các tuyến phố du lịch tuyệt đối xóa bỏ bán hàng giả, hàng nhái. Không để Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế là nơi ngang nhiên bán hàng giả, hàng nhập lậu, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ.
Ông Nguyễn Đức Lê khẳng định: “Việc đấu tranh chống hàng giả, hàng lậu là rất khó khăn, nếu doanh nghiệp, người tiêu dùng, các tổ chức quốc tế, cơ quan chức năng không thống nhất, đồng lòng phối hợp thì việc đấu tranh còn nhiều khó khăn”.
Những tháng cuối năm, tình hình buôn lậu và gian lận thương mại sẽ càng diễn ra phức tạp, đòi hỏi các lực lượng chức năng cần đồng loạt ra quân, tăng cường xử lý kiên quyết, triệt để các hiện tượng buôn lậu, gian lận thương mại để bảo vệ được hoạt động sản xuất trong nước cũng như bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng. 
Còn lại: 1000 ký tự
TP. Hồ Chí Minh: Nghi vấn đội giá gói thầu, Ban QLDA Đầu tư xây dựng quận 6 nói gì?

Liên quan đến nghi vấn đội giá gói thầu, Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng khu vực quận 6 (TP. Hồ Chí Minh) đã có phản hồi sau phản ánh của Báo Công Thương.

Xem chi tiết
Khánh Hòa: xử phạt 04 cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử nhập lậu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Khánh Hòa kiểm tra, phát hiện 4 cơ sở đang kinh doanh hơn 2.000 đơn vị sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu, đã bị xử phạt và truy thu trên 400 triệu đồng.

Xem chi tiết
Quảng Trị: Xử phạt và tịch thu số lượng lớn hàng hóa vi phạm

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Trị thực hiện kế hoạch “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” và chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong năm 2024, đã xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bóng đèn Phích nước Rạng Đông: Nhà thầu lớn chuyên “săn” gói thầu nhỏ

Là chủ thương hiệu “vang bóng một thời” gần 70 năm tuổi, tuy nhiên Công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông lại tỏ ra hứng thú với những gói thầu cỡ nhỏ.

Xem chi tiết
Hộp thư ngày 26/4: Phản ánh về chính sách của Shopee; Công ty Đầu tư Thiên Ân

Hộp thư bạn đọc nhận được phản ánh về chính sách của Shopee; Công ty Đầu tư Thiên Ân thi công sai thiết kế và nhiều nội dung khác.

Xem chi tiết
2
2
2
3