Chuyển nhượng “chui” hơn 265 triệu cổ phiếu, Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh nói gì?


(CHG) Sau khi bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt vì chuyển nhượng “ chui” 265 triệu cổ phiếu, Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE) đã có văn bản gửi cổ đông về việc này. 

Chuyển nhượng  “chui” hàng trăm triệu cổ phiếu liệu Cơ điện lạnh REE có vô can?

Cổng thông tin điện tử ssc.gov.vn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa đăng tải thông tin­ xử phạt hành chính Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (mã chứng khoán: REE), có địa chỉ tại 364 Cộng Hòa, phường 13, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.

Cụ thể, ngày 21/7/2022, UBCKNN đã ra Quyết định số 522/QĐ-XPVPHC xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Cơ điện lạnh của “nữ tướng” Nguyễn Thị Mai Thanh.

Công ty cổ phần Cơ điện lạnh bị phạt 110 triệu đồng vì đã có hành vi vi phạm hành chính: Không báo cáo về việc dự kiến giao dịch giữa REE và tổ chức có liên quan đến các lãnh đạo công ty gồm ông Quách Vĩnh Bình, ông Nguyễn Quang Quyền và ông Lê Tuấn Hải. Trong đó ông Quách Vĩnh Bình là người đại diện được REE chỉ định tại Công ty Cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình (HNX: NBP) và là thành viên Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Thủy điện Srok Phu Miêng Idico (UPCoM: ISH).

Ông Nguyễn Quang Quyền là thành viên Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Thủy điện sông Ba Hạ (UPCoM: SBH), Công ty Cổ phần Thủy điện miền Trung (HoSE: CHP), Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà (HoSE: TBC), Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ (HoSE: TMP), Công ty Cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh (HoSE: VSH).

Ông Lê Tuấn Hải là thành viên Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Thủy điện miền Nam (HoSE: SHP).

Trụ sở của Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE)

Trụ sở của Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE)

Theo đó, REE đã thực hiện chuyển quyền sở hữu 3.789.400 cổ phiếu NBP, 33.324.802 cổ phiếu CHP, 38.365.168 cổ phiếu TBC, 29.843.740 cổ phiếu TMP, 102.138.910 cổ phiếu VSH, 10.389.490 cổ phiếu SHP, 32.000.000 cổ phiếu SBH và 15.433.893 cổ phiếu ISH ngày 10/11/2020 nhưng không báo cáo về việc dự kiến giao dịch.

Tổng cộng số cổ phiếu đã được REE chuyển quyền sở hữu “chui” nêu trên là hơn 256 triệu cổ phiếu.

Như vậy, các thương vụ giao dịch "chui" này thậm chí đã được thực hiện trước rất lâu so với thời điểm cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết bán “chui”gần 75 triệu cổ phiếu FLC và bị phát giác ngày 10/1/2022.

Với quy mô lớn và mức độ nghiêm trọng của sự việc, hồi cuối tháng 3, đầu tháng 4/2022, ông Quyết cùng loạt lãnh đạo cấp cao tại Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC, Công ty Cổ phần Chứng khoán BOS và các công ty có liên quan đã lần lượt bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, bắt tạm giam để điều tra về tội “Thao túng thị trường chứng khoán”.

Tuy nhiên, sự việc xảy ra tại REE đến nay mới bị UBCKNN phát hiện khiến dư luận đặt ra câu hỏi liệu có hay không việc "tiếp tay", "bỏ lọt sai phạm" của các cơ quan chức năng ?

REE có “đổ lỗi” cho cơ quan chức năng để bao biện ?

Ngày 25/7/2022, REE đã có văn bản số 131/CĐL.2022 gửi các cổ đông thông báo  “làm rõ lý do vi phạm” liên quan đến việc bán “chui” hàng trăm triệu cổ phiếu.

REE cho biết, thực hiện theo Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông số 02/2020/ĐHĐCĐ-NQ ngày 15/5/2020 và Quyết định số 15/2020/QĐ-HĐQT-REE ngày 30/9/2020 của Hội đồng quản trị, REE thực hiện góp vốn bằng cổ phiếu vào Công ty TNHH Năng Lượng R.E.E (do REE sở hữu 100% vốn), gồm các mã chứng khoán: NBP, ISH, SBH, CHP, TBC, TMP, VSH, SHP thông qua hệ thống của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD).

“REE đã hiểu rằng giao dịch ngoài hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch chứng khoán của các mã chứng khoán nêu trên thuộc thẩm quyền quyết định của VSD. Do vậy, REE không thể công bố thông tin trước khi VSD chấp thuận, vì nếu VSD không chấp thuận thì việc công bố thông tin trước đó có thể xem như vi phạm”, văn bản số 131/CĐL.2022 nêu rõ.

REE còn cho rằng, khi biết đã vi phạm nghĩa vụ báo cáo, công bố thông tin, REE đã chủ động gửi đơn giải trình đến Sở Giao dịch chứng khoán. Sau đó REE cũng đã có văn bản giải trình đến UBCKNN và Vụ Thanh tra UBCKNN về việc vi phạm nghĩa vụ báo cáo, công bố thông tin.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông tin về việc Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh bị xử phạt

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông tin về việc Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh bị xử phạt

Với câu trả lời này, dư luận một lần nữa lại phải đặt ra câu hỏi, phải chăng REE đang “đổ lỗi” cho VSD khi không công bố thông tin giao dịch để "trấn an" các cổ đông?

Trong khi đó, căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư 96/2020/TT-BTC thì nhà đầu tư phải công bố thông tin khi thuộc các trường hợp sau: Người nội bộ của công ty đại chúng, người nội bộ của quỹ đại chúng, công ty chứng khoán đại chúng theo quy định tại Khoản 45 Điều 4 Luật Chứng khoán và người có liên quan của người nội bộ; Cổ đông lớn, nhóm người có liên quan sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty đại chúng; nhà đầu tư, nhóm người có liên quan sở hữu từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng; Cổ đông, nhóm người có liên quan mua vào để sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty đại chúng, nhà đầu tư hoặc nhóm người có liên quan mua vào để sở hữu từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng; Tổ chức, cá nhân thực hiện chào mua công khai cổ phiếu của công ty đại chúng, chứng chỉ quỹ đóng của quỹ đầu tư mục tiêu, công ty mục tiêu, công ty quản lý quỹ đầu tư mục tiêu…

Bên cạnh đó, Điều 4 Thông tư 96/2020/TT-BTC quy định về nguyên tắc công bố thông tin. Việc công bố thông tin phải tuân thủ các nguyên tắc như: Thông tin phải đầy đủ, chính xác, kịp thời, đúng pháp luật. Đối tượng công bố thông tin phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin công bố. Trường hợp có sự thay đổi nội dung thông tin đã công bố, đối tượng công bố thông tin phải công bố kịp thời, đầy đủ nội dung thay đổi và lý do thay đổi so với thông tin đã công bố trước đó.

Căn cứ các quy định trên, có thể dễ dàng nhận thấy REE là đối tượng thuộc trường hợp phải công bố thông tin giao dịch. Đồng thời, trong trường hợp đơn vị thay đổi nội dung thông tin công bố hoàn toàn có thể báo cáo với các cơ quan chức năng. Phải chăng, REE đang “đổ lỗi” cho cơ quan chức năng để bao biện cho hành vi vi phạm của mình?

Còn lại: 1000 ký tự
Quảng Ngãi: Xử phạt 2 cơ sở kinh doanh số lượng lớn thuốc lá điếu nhập lậu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ngãi, ngày 22/04/2024, ban hành các Quyết định xử phạt 2 cơ sở kinh doanh có hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu, với tổng số tiền 15.000.000đồng.

Xem chi tiết
Gia Lai: Xử phạt 01 cá nhân kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên môi trường internet

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Gia Lai ban hành quyết định xử phạt hành chính 01 cá nhân đang kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên moi trường internet, với số tiền bị xử phạt 28,5 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đắk Lắk: Xử phạt cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu trên thương mại điện tử

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 17 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh hàng hóa mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Tạm giữ số lượng lớn chiếc xe điện hai bánh có dấu hiệu vi phạm

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên kiểm tra, phát hiện tạm giữ 54 chiếc xe điện cùng 156 bình ắc quy các loại hiệu Tokyo có nhãn bằng tiếng nước ngoài không có dấu hợp quy, không có tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa.

Xem chi tiết
Bến Tre: Xử phạt hơn 200 triệu đồng kinh doanh qua nền tảng Thương mại điện tử.

(CHG) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền phạt hơn 200 triệu đồng về kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử qua hình thức lievstream bán hàng trên Tiktok, kinh doanh buôn bán hàng hóa nhập lậu và không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3