Cơ quan Hải quan phát hiện nhiều hình thức gian lận mới


(CHG) Theo đánh giá của Hải quan TP. Hồ Chí Minh, trong năm 2022 tình hình buôn lậu, gian lận thương mại diễn biến phức tạp, biến tướng, xuất hiện nhiều hình thức gian lận mới như: Gian lận xuất xứ, giả mạo nhãn hiệu, xâm phạm quyền SHTT, lợi dụng hoạt động gia công sản xuất xuất khẩu, quá cảnh, mượn đường, kinh doanh chuyển khẩu để né tránh các biện pháp phòng vệ thương mại và bảo hộ kinh tế, vận chuyển trái phép hàng hoá.
Gian lận từ khai sai tên hàng, chọn luồng đến lợi dụng các loại hình ưu đãi 
Hải quan Thành phố HCM đã chỉ ra các phương thức thủ đoạn buôn lậu, gian lận thương mại mà các đối tượng thường sử dụng để lọt qua hệ thống kiểm tra của lực lượng Hải quan.
Hiện nay các tờ khai luồng xanh-vàng được thông quan nhanh, nhưng cũng rất nhiều rủi ro, nếu có hiện tượng gian lận. Qua kiểm tra, lực lượng kiểm tra đã phát hiện những chiêu thức vi phạm. Theo đó, lợi dụng cơ chế quản lý rủi ro trong thông quan hàng hoá, đối tượng buôn lậu đã sử dụng phương thức “Chọn luồng”, bằng thủ đoạn cùng 1 lô hàng đối tượng khai báo nhiều tờ khai ở cùng một Chi cục hoặc khác Chi cục; nếu tờ khai bị xếp vào luồng đỏ thì hủy tờ khai, sau đó chờ cho tờ khai của lô hàng được chọn vào luồng vàng, luồng xanh mới làm thủ tục để thông quan hàng hoá.
Thủ đoạn khai sai tên hàng cũng được các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại đối với hàng nhập khẩu thực hiện. Theo đó, đối tượng cố tình khai nhiều mặt hàng, nhưng trong đó chỉ có một mặt hàng và ngược lại để nhằm trốn thuế. Hoặc cố tình khai báo qua mặt hàng khác có thuế thấp, giá thấp để được xếp vào tiêu chí rủi ro phân luồng xanh, vàng (tỷ lệ kiểm tra 5-10%); Cố tình khai thuế rất cao, nhưng trong lô hàng nhập khẩu có mặt hàng cấm, hàng giả, hàng nhập khẩu có điều kiện.
Hoạt động xuất nhập cảnh: Hành khách xuất nhập cảnh, thuyền viên lợi dụng sự thông thoáng để buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng có giá trị cao (như: vàng, ngoại tệ…) và hàng cấm (như ma tuý, chất gây nghiện…).
Lợi dụng loại hình E31: Lợi dụng chính sách ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi trong thủ tục nhập khẩu và chính sách thuế đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất xuất khẩu (loại hình E31), một số doanh nghiệp đã tiến hành nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, có trường hợp không đưa vào sản xuất hoặc chỉ đem một phần nguyên liệu vào sản xuất để tạo ra sản phẩm xuất khẩu; số nguyên liệu còn lại được đem bán vào thị trường nội địa mà không làm thủ tục hải quan, không chuyển mục đích sử dụng theo quy định, nhằm hưởng lợi từ sự chênh lệch về thuế và chính sách mặt hàng.
Lợi dụng các loại hình tạm nhập - tái xuất, quá cảnh, trung chuyển để  đưa hàng hóa từ nước ngoài tiêu thụ vào nội địa để trốn thuế hoặc buôn lậu, vận chuyển trái phép các loại hàng cấm, hàng đã qua sử dụng, hàng có thuế suất cao (đường, sữa, thuốc lá, rượu) vào Việt Nam, sau đó dùng thủ đoạn tinh vi tháo kẹp chì niêm phong hải quan để rút ruột container, đưa hàng hóa vào tiêu thụ nội địa hoặc vận chuyển tiếp hàng cấm đi các nước thứ ba.
Lợi dụng phương thức quản lý hải quan điện tử để sử dụng các thủ đoạn buôn lậu như:  Sử dụng chữ ký điện tử cấp cho một số cá nhân, tổ chức không phải doanh nghiệp, đại lý hải quan) để làm giả mạo tờ khai hải quan nhằm buôn lậu, gian lận XNK hàng hóa; lợi dụng quy định cho hủy, sửa tờ khai để đối phó với việc đánh giá rủi ro, phân luồng trên hệ thống thông tin nghiệp vụ, né tránh việc kiểm tra, kiểm soát của cơ quan Hải quan hoặc hợp thức hóa các lô hàng vi phạm. 
Ngoài ra, các đối tượng còn có các hình thức gian lận khác, như: Gian lận xuất xứ, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ; gia tăng các rủi ro về buôn lậu, gian lận đối với mặt hàng phòng chống dịch trong giai đoạn dịch bệnh Covid -19; lợi dụng các quy định về đơn giản hóa các thủ tục thành lập doanh nghiệp để làm giả giấy tờ, thành lập “doanh nghiệp ma”, thuê giám đốc, thuê người làm thủ tục hải quan để xuất khẩu, nhập khẩu hàng cấm, hàng có giá trị cao… sau đó chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng tiền thuế, rồi bỏ trốn.
Chủ động xây dựng các biện pháp ngăn chặn
Trước diễn biến tình hình buôn lậu thực tiễn, Cục Hải quan TP.HCM đã chủ động xây dựng các chương trình, kế hoạch hành động nhằm triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo, các kế hoạch của Tổng cục Hải quan, Ủy ban nhân dân Thành phố, như:  Kế hoạch về việc Phòng, chống và kiểm soát ma túy giai đoạn 2021-2025; về việc Chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ năm 2022; triển khai thực hiện Tháng hành động phòng, chống ma tuý năm 2022; Kế hoạch  về việc phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ, xử lý vụ việc mua bán, vận chuyền trai phép chất ma túy trong địa bàn quản lý của Cục hải quan Thành phố HCM... 
Cục Hải quan TPHCM đã kịp thời có văn bản chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ thực hiện công tác phòng chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố; chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền SHTT; tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại đối với mặt hàng thuốc lá điếu và đường cát;  tăng cường đấu tranh chống buôn lậu xăng dầu, than; tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại đối với nhóm mặt hàng sinh phẩm, vật tư, thiết bị y tế phòng, chống dịch Covid; đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại xăng dầu; tăng cường công tác phối hợp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;  quản lý, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong thương mại điện tử; triển khai Kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa.... 
Hải quan thành phố cũng tăng cường phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài ngành. Tính đến ngày 15/11/2022, Cục Hải quan TP.HCM đã thực hiện 318 tờ trình phối hợp gửi cho các đơn vị trong Cục về việc phối hợp với các cơ quan chức năng như: Bộ Công an, Công an TPHCM; Công an tỉnh, thành phố khác; Tổng cục Hải quan (Cục ĐTCBL/HQ tỉnh, thành phố); Các cơ quan khác như Quản lý thị trường, Biên phòng, Tòa án....
Với các biện pháp nêu trên, trong năm 2022 vừa qua, lực lượng kiểm soát Hải quan Thành phố HCM đã phát hiện, xử lý 2.651 vụ vi phạm, trong đó đã xử lý vi phạm hành chính: 2.533 vụ (tăng 116% so cùng kỳ năm 2021), thu nộp ngân sách nhà nước: 43,8 tỷ đồng (tăng 194%). Cơ quan Hải quan ra quyết định khởi tố: 2 vụ; trị giá tang vật: 8.657,7 triệu đồng. Chuyển cơ quan khác đề nghị khởi tố: 50 vụ.

Nguồn: http://bcd389.gov.vn/tin-tuc/chi-tiet/tp-ho-chi-minh--co-quan-hai-quan-phat-hien-nhieu-hinh-thuc-gian-lan-moi-ve-xuat-xu-hang-hoa--gia-mao-nhan-hieu

Còn lại: 1000 ký tự
Vĩnh long: Xử phạt hơn 50 triệu đồng hộ kinh doanh phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng.

(CHG) Chủ tịch UBND huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh long vừa ký ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính hơn 50 triệu đồng với hộ kinh doanh phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Kiểm tra, thu giữ nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra hoạt động kinh doanh, xử phạt vi phạm hành chính, số tiền 45 triệu đồng và tịch thu 1.600 sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Long An: Kiểm tra thu giữ nhiều hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, kinh doanh trên nền tảng mạng xã hội.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Long An kiểm tra hoạt động kinh doanh trên địa bàn thành phố Tân An, phát hiện, tạm giữ 164 sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Quảng Ngãi: Xử phạt 2 cơ sở kinh doanh số lượng lớn thuốc lá điếu nhập lậu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ngãi, ngày 22/04/2024, ban hành các Quyết định xử phạt 2 cơ sở kinh doanh có hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu, với tổng số tiền 15.000.000đồng.

Xem chi tiết
Gia Lai: Xử phạt 01 cá nhân kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên môi trường internet

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Gia Lai ban hành quyết định xử phạt hành chính 01 cá nhân đang kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên moi trường internet, với số tiền bị xử phạt 28,5 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3