(CHG) Theo Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị vừa công khai danh sách 30 doanh nghiệp nợ thuế, trong đó có sự xuất hiện của nhiều "đại gia" bất động sản, đặc biệt là Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Sài Gòn nợ đứng đầu với số tiền hơn 404 tỷ đồng.
Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh vừa công khai danh sách doanh nghiệp nợ thuế đợt 2/2022 với 30 doanh nghiệp nợ thuế với tổng số tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp lên đến trên 1.900 tỷ đồng.
Đứng đầu là Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Sài Gòn nợ trên 404 tỷ đồng. Tiếp theo: Công ty Cổ phần Phát triển và Kinh doanh Nhà nợ gần 352 tỷ đồng; Công ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài Gòn nợ gần 340 tỷ đồng; Công ty cổ phần Đức Khải nợ trên 334 tỷ đồng; Công ty TNHH Dịch vụ thương mại sản xuất xây dựng Đông Mê Kông nợ gần 50 tỷ đồng….
Nhiều “ông lớn” bất động sản Sài Gòn liên quan đến chây ỳ nợ thuế. |
Theo tìm hiểu, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Sài Gòn từng được biết đến là chủ đầu tư Khu đô thị Sài Gòn Bình An.
Dự án Khu đô thị Sài Gòn Bình An có tổng diện tích hơn 117,4ha, nằm ngay trục đường cao tốc Long Thành – Dầu Giây giao với đường Đỗ Xuân Hợp. Trước đó, Thanh tra Chính phủ đã từng chỉ ra nhiều sai phạm tại dự án này.
Năm 2001, dự án Khu đô thị Sài Gòn Bình An (phường An Phú, thành phố Thủ Đức) được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch là khu liên hợp sân golf - thể thao và nhà ở.
Ngày 30/11/2015, UBND Thành phố Hồ Chí Minh có Quyết định số 6292/QD-UBND phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 Khu đô thị Sài Gòn Bình An, phường An Phú, quận 2. Trong đó, UBND Thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt tầng cao xây dựng tối đa là 30 tầng trước khi có Văn bản số 305/TC-QC ngày 1/9/2016 của Cục Tác chiến – Bộ Tổng tham mưu về việc chấp thuận độ cao tĩnh không xây dựng công trình là thực hiện không đúng trình tự, quy định tại Khoản 5, Điều 4, Nghị định 20/2009/ND-CP ngày 23/2/2009 của Chính phủ.
Không những vậy, UBND Thành phố Hồ Chí Minh không phê duyệt diện tích sàn dành cho đậu xe đối với khối nhà ở, nhà chung cư kết hợp thương mại, dịch vụ là chưa phù hợp quy định và đảm bảo diện tích đỗ xe được quy định tại điểm 3, Khoản 2.8.6, Mục 2.8, Chương II của Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam.
Sau đó, ngày 15/2/2017, Thủ tướng có văn bản chấp thuận cho điều chỉnh thành dự án khu đô thị với tổng diện tích hơn 117, 4ha.
Ngoài ra, theo cơ quan Thanh tra do thay đổi hướng tuyến đường dẫn cao tốc Sài Gòn - Long Thành - Dầu Giây, dẫn đến việc chồng lấn ranh quy hoạch của dự án Khu đô thị Sài Gòn Bình An đã được Thủ tướng giao đất tại số 57/TTg-KTN ngày 12/1/2001. Trong đó, có 7.228,3m2 thuộc dự án được UBND quận 2 đền bù trước đó nhưng không sử dụng do thay đổi hướng tuyến đường.
Đồng thời, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã thu hồi 35.773m2 đất của dự án được chủ đầu tư đền bù, giải phóng mặt bằng, làm đường. Việc này dẫn đến làm thay đổi diện tích đất của dự án Khu đô thị Sài Gòn Bình An so với quyết định thu hồi và giao đất của Thủ tướng.
Trên các phương tiện truyền thông công bố, đến tháng 8/2021, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Sài Gòn thay đổi đăng ký kinh doanh và chuyển giao nhân sự nắm giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị. Đây cũng là lúc dự án được đồn đoán về tay Masterise Homes – thành viên Tập đoàn Masterise.
Được biết, tính đến nay, tổng giá trị huy động qua trái phiếu liên quan đến dự án đã được lên kế hoạch và thực hiện giai đoạn 2021 đến đầu năm 2022 lên tới 22.075 tỷ đồng (gần một tỷ USD).
(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.
Xem chi tiết(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết