Công ty Supe đã huỷ hợp đồng nguyên tắc với công ty Viresin, tiến hành chào hàng cạnh tranh và đã lựa chọn công ty TNHH Thương mại Kỳ Thuỳ (Cty Thương mại Kỳ Thuỷ) để thực hiện. Tuy nhiên, sau đó thì chính Cty Kỳ Thuỷ bị huỷ kết quả, với lý do là có người nhà trong Hội đồng xét duyệt.
Được biết, CTCP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao là Công ty sản xuất phân bón hàng đầu Việt Nam. Công ty bán hàng loạt sản phẩm chất lượng trên khắp Việt Nam và xuất khẩu nhiều nước trên thế giới. Kể từ ngày thành lập vào năm 1962, thương hiệu Supe Lâm Thao đã được coi là sự biểu tượng của chất lượng và tiên phong trong thúc đẩy nông nghiệp Việt Nam. Cũng chính vì lẽ đó, dư luận cũng rất quan tâm về hoạt động sản xuất của công ty này trên thị trường.
Vừa qua, Tạp chí Doanhnghiep&Dautu nhận được đơn kiến nghị của Cty Viresin phản ánh về việc gói thầu; Cung cấp hơi nhiệt để sấy sản phẩm của CTCP Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao, có nhiều điều chưa thoả đáng nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng tới những sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Công ty Viresin ý kiến có thoả đáng?
Theo đó, từ năm 2011 trên cơ sở thỏa thuận hợp tác giữa hai bên, Công ty Viresin triển khai hệ thống lò sấy tại 02 cơ sở sản xuất phân bón của Công ty Supe Lâm Thao tại Phú Thọ và Hải Dương với tổng chi phí lớn để nghiên cứu công nghệ đốt sinh khối, cấp nhiệt sấy sản phẩm của Supe Lâm Thao đạt tiêu chuẩn chất lượng. Trong suốt thời gian thực hiện Hợp đồng, Công ty Viresin luôn hoàn thành tốt công việc của mình. Hàng năm Công ty Viresin căn cứ trên tình hình thị trường hiện tại để xây dựng báo giá sản phẩm nhiệt cung cấp trong năm tiếp theo, hai bên sẽ tiến hành thương lượng điều chỉnh giá cho phù hợp.
Tuy nhiên, khi gần hết thời hạn thực hiện Hợp đồng (thời hạn kết thúc hợp đồng là ngày 30/04/2024),vào ngày 16/04/2024, Công ty Viresin có nhận được Công văn số 319/2024/SPLT-KHVT v/v Mời chào giá cung cấp hơi nhiệt để sấy sản phẩm. Theo đại diện phía Công ty Supe Lâm Thao, việc chào hành cạnh tranh là thực hiện theo yêu cầu của đơn vị kiểm toán độc lập, ngoài ra Công ty Supe Lâm Thao cũng là một công ty đại chúng, có khoảng 70% vốn của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (VINACHEM). Do vậy, cần phải tổ chức Chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu “cung cấp hơi nhiệt sấy sản phẩm” để đảm bảo sự khách quan cho việc lựa chọn nhà cung cấp phù hợp với quy định của Luật Đấu thầu 2023.
Cũng từ đây nhiều vấn đề đã nảy sinh, cụ thể; Công văn số 319/2024/SPLT-KHVT, ngày 22/04/2024 Công ty Viresin đã gửi báo giá lần 01 đến phía Công ty để chào giá. Đến 16h12 phút ngày 26/04/2024 thì Công ty Viresin nhận được Công văn thông báo kết quả chào giá cạnh tranh hơi nhiệtsấy sản phẩm. Theo đó Công ty Viresin bị từ chối do cao hơn nên không được lựa chọn là đơn vị cung cấp hơi nhiệt sấy sản phẩm. Do hai bên đã hợp tác lâu năm, Công ty Viresin vẫn mong muốn tiếp tục hợp tác, nên đến ngày 16/05/2024, Công ty Viresin tiếp tục báo giá lần 02 giảm giá xuống thấp hơn so với giá của đơn vị vừa trúng thầu để có thể tiếp tục thực hiện hợp đồng.Nhưng phía Công ty Supe Lâm Thao đã không phản hồi, không tiến hành thương lượng.
Đến ngày 02/05/2024, phía Cty Viresin có đến nhà máy để hỏi rõ lý do thì đã thấy Công ty Kỳ Thủy– đơn vị trúng thầu tập kếtmáy móc ở tại nhà máy, chuẩn bị sẵn sàng để đưa vào hoạt động.
Theo Công văn số 319/2024/SPLT-KHVT yêu cầu các đơn vị cung cấp gửi báo giá trong phong bì dán kín vào trước 15h ngày 26/04/2024 và theo Công văn số 537/2024/SPLT-KHVTthì vào hồi 16h10 ngày 26/04/2024 công ty mới kết thúc cuộc họp xét thầu. Nhưng chỉ sau đó 02 (hai) phút, vào hồi 16h 12 phút ngày 26/04/2024 công ty Viresin đã nhận được Công văn thông báo kết quả chào giá cạnh tranh. Việc Hội đồng xét báo giá cạnh tranh thực hiện phê duyệt nhanh như vậy có đảm bảo tính bảo mật đối với báo giá của các công ty tham gia chào hàng cạnh tranh? Ngoài yếu tố về giá chào hàng, hội đồng có tiến hành xem xét về năng lực của đơn vị chào giá thấp nhất?Tại cuộc họp “xét mua hơi nhiệt sấy” có thực hiện đúng việc bóc các “phong bì dán kín” hay không. Bản thân Công ty Viresin nghi ngờ vì đã lộ thông tin báo giá để các đơn vị khác đặt giá thấp hơn nhằm đảm bảo cho đơn vị đó trúng thầu.
Tiếp đó, là dấu hiệu thông thầu trong quá trình chào hàng cạnh tranh khi Công ty Kỳ Thủy do bà Quản Thị Thủy là người đại diện pháp luật và góp vốn là chị gái ruột của ông Quản Viết Bính (Trưởng phòng Kỹ thuật Công ty Supe Lâm Thao) đã trực tiếp tham gia vào việc tổ chức chào hàng cạnh tranh cũng như việc phê duyệt kết quả. Cùng với đó, Công ty TNHH Thương mại Kỳ Thủy có vốn điều lệ chỉ 2.000.000.000 (hai tỷ đồng) và có đủ kinh nghiệm cung cấp sản phẩm nhiệt sấy hay không thì cần phải làm rõ.”
Công ty Supe Lâm Thao huỷ kết quả, thực hiện chào giá cạnh tranh mới
Chia sẻ với các cơ quan báo chí, ông Nguyễn Quốc An, Chánh văn phòng, Thư ký Cty Supe Lâm Thao chia sẻ: “Thông tin phóng viên nêu là đúng thực tế, vừa qua Cty Viresin có kiến nghị nhiều nội dung liên quan tới việc chào hàng giá cạnh tranh hơi nhiệt để sấy sản phẩm. Xét thấy nội dung trong đơn có những điểm chưa đúng, có liên quan tới người nhà trong Hội đồng xét duyệt, nên phía Cty Supe Lâm Thao đã cho rà soát các bước trong quá trình thực hiện. Sau đó, phía Cty Supe Lâm Thao cùng với Cty Kỳ Thuỷ đã có biên bản thương thảo để huỷ kết quả được thông báo ngày 26/4/2024. Ngay sau đó Cty Supe Lâm Thao cũng đã thông báo mời chào giá cạnh tranh mới gửi tới các đơn vị, để các đơn vị có thể tiếp tục tham gia công bằng vào ngày 23/8/2024.
“Như vậy, việc công ty Viresin kiến nghị là hoàn toàn có cơ sở khi phía Cty Supe Lâm Thao có người nhà tham gia Hội đồng xét duyệt kết quả. Tại buổi làm việc, Cty Supe Lâm Thao cũng đã nhận khuyết điểm của mình về việc có sơ suất trong khâu thẩm định, lựa chọn đánh giá năng lực nhà thầu, cũng như thành phần tham gia xét duyệt. Cty Supe Lâm Thao sẽ rút kinh nghiệm để thẩm định cũng như lựa chọn đơn vị có uy tín để tham gia sản xuất cùng phía Cty”. Ông An nhấn mạnh.
Hành vi trên được xác định là “không đảm bảo công bằng, minh bạch” theo quy định tại khoản 6, Điều 16 Luật Đấu thầu quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu, cụ thể tại mục b, khoản 6, Điều 16 Luật đấu thầu 2023: “Cá nhân thuộc bên mời thầu, chủ đầu tư trực tiếp tham gia quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư hoặc tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư hoặc là người có thẩm quyền, người đứng đầu chủ đầu tư, bên mời thầu đối với các gói thầu, dự án đầu tư kinh doanh do người có quan hệ gia đình theo quy định của Luật Doanh nghiệp đứng tên dự thầu hoặc là người đại diện hợp pháp của nhà thầu, nhà đầu tư tham dự thầu”
Khoản 22 - Điều 4, Luật doanh nghiệp 2020 cũng giải thích rõ: “Người có quan hệ gia đình bao gồm: vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, con đẻ, con nuôi, con rể, con dâu, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu, anh ruột của vợ, anh ruột của chồng, chị ruột của vợ, chị ruột của chồng, em ruột của vợ, em ruột của chồng.”
Tuy nhiên, theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, Công ty cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao không phải là doanh nghiệp nhà nước vì Tập đoàn hóa chất Việt Nam (Vinachem) là doanh nghiệp nhà nước do nhà nước nắm giữ 100% vốn hiện chỉ sở hữu khoảng gần 70% cổ phần tại Công ty Supe. Do vậy, căn cứ theo mục a, khoản 2, Điều 2 – Luật đấu thầu, gói thầu trên của Công ty Supe không thuộc đối tượng bắt buộc phải áp dụng theo các quy định của Luật đấu thầu 2021. Cá nhân tôi nghĩ đây là khoảng trống của Luật đấu thầu năm 2021. Phạm vi áp dụng của Luật đấu thầu cần được mở rộng hơn nữa hoặc ngay trong các doanh nghiệp nhà nước như VINACHEM cần xây dựng các quy chế đấu thầu để buộc các công ty con mà DNNN đang nắm giữ trên 50% vốn phải thực hiện các hoạt động đấu thầu phù hợp với các quy định của Luật đấu thầu nhằm đảm bảo được “tính công bằng, minh bạch” trong hoạt động đấu thầu tại các Công ty con mà DNNN hiện đang sở hữu trên 50% vốn, tránh gây thiệt hại và thất thoát đối với các khoản vốn mà DNNN đang đầu tư.
Đề nghị Tập đoàn Hoá chất Việt Nam, Ban lãnh đạo CTCP Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao xem xét xử lý phù hợp với kiến nghị của Công ty Viresin.
Nguồn: Tạp chí doanhnghiepvadautu.info.vn
(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.
Xem chi tiết(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết