Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Chiến Thắng bị đề nghị 6 - 7 năm tù


(CHG) Sau hơn 3 ngày xét xử vụ án hình sự “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” xảy ra tại hai dự án trên núi Chín Khúc, TP Nha Trang đối với 7 bị cáo là cựu quan chức tỉnh Khánh Hòa, ngày 7/4, đại diện Viện KSND tinh Khánh Hòa đã luận tội và đề nghị mức hình phạt từng bị cáo.

    Theo đó, đại diện Viện KSND tỉnh Khánh Hòa đề nghị Hội đồng xét xử (HĐXX) TAND tỉnh Khánh Hòa tuyên phạt bị cáo Nguyễn Chiến Thắng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa 6-7 năm tù; nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Vinh và nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đào Công Thiên 5-6 năm tù.

    Ba bị cáo gồm nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường Lê Mộng Điệp, Võ Tấn Thái và nguyên Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dẽ bị đề nghị hình phạt tù 4-5 năm, nguyên Chi cục trưởng Chi cục quản lý đất đai Trần Văn Hùng 3-4 năm tù.

    Đề nghị xử phạt cựu Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Chiến Thắng 6 - 7 năm tù -0
    Đại diện Viện KSND tỉnh Khánh Hòa luận tội và đề nghị mức hình phạt đối với các bị cáo.

    Trong phần luận tội, Viện KSND tỉnh Khánh Hòa xác định quá trình giải quyết các thủ tục hành chính cho Công ty TNHH XD-SX Khánh Hòa triển khai thực hiện hai dự án du lịch sinh thái tâm linh Cửu Long Sơn Tự và dự án biệt thự sông núi (BTSN) Vĩnh Trung trên núi Chín Khúc ở phía Tây TP Nha Trang, 7 bị cáo đã có hành vi vi phạm các quy định về quản lý đất đai, cụ thể là giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất (SDĐ), cấp giấy chứng nhận sử dụng đất (CNQSDĐ), miễn tiền SDĐ trái pháp luật.

    Với chức trách Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa tại thời điểm đó, bị cáo Nguyễn Chiến Thắng phải nắm rõ các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (QHKH SDĐ) ở địa phương, nhưng đã làm trái pháp luật khi ký các quyết định, văn bản liên quan dự án Cửu Long Sơn Tự nên phải chịu hình phạt cao nhất.

    Đề nghị xử phạt cựu Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Chiến Thắng 6 - 7 năm tù -0
    Các bị cáo nghe đại diện Viện KSND tỉnh Khánh Hòa luận tội. Ảnh: CTV

    Bị cáo Lê Đức Vinh với vai trò Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa lúc đó, đã ký các quyết định cho phép Công ty Khánh Hòa chuyển mục đích sử dụng hơn 1,96 ha đất rừng sản xuất sang đất ở, đất có mục đích công cộng tại dự án BTSN Vĩnh Trung trái pháp luật. Nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đào Công Thiên ký quyết định cấp giấy CNQSDĐ hơn 513ha đất cho Công ty Khánh Hòa, trong đó có miễn tiền sử dụng 370ha đất khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ phục hồi môi trường rừng không đúng quy định pháp luật.

    Các bị cáo Lê Mông Điệp, Võ Tấn Thái, Lê Văn Dẽ, Trần Văn Hùng đã ký các văn bản tham mưu, đề xuất UBND tỉnh Khánh Hòa trái với QHKH SDĐ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, quy định pháp luật về miễn tiền SDĐ…

    Tại tòa, các bị cáo và luật sư bào chữa cho các bị cáo đã trình bày những luận điểm cần xem xét về bối cảnh, nguyên nhân, điều kiện phạm tội vì sự phát triển doanh nghiệp, hoạt động du lịch dịch vụ ở địa phương, tạo việc làm cho người lao động và nguồn thu ngân sách địa phương, góp phần phát triển kinh tế – xã hội TP Nha Trang nói riêng và tỉnh Khánh Hòa nói chung... Mặt khác, hai dự án du lịch nêu trên có sự đồng thuận về chủ trương của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Khánh Hòa cũng như Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nên cần có sự xem xét khoan hồng, giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo.

    Nguồn: Báo Công An Nhân Dân

    Còn lại: 1000 ký tự
    Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

    (CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

    Xem chi tiết
    Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

    (CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

    Xem chi tiết
    Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

    (CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

    Xem chi tiết
    Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

    (CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

    Xem chi tiết
    TP CẦN THƠ: Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra phòng, chống kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu, thuốc lá giả…

    (CHG) Vừa qua, Cục Quản lý thị trường TP Cần Thơ ban hành Kế hoạch số 18/KH-QLTTCT về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu, thuốc lá giả…

    Xem chi tiết
    2
    2
    2
    3