Đắk Lắk: Có hay không việc công ty Hoài Ân dùng vật liệu không rõ nguồn gốc để thi công lề công trình?


(CHG) Tuyến đường chạy qua xã Phú Xuân, huyện Ea Kar do công ty TNHH Hoài Ân là đơn vị trúng thầu, mặc dù vẫn đang trong quá trình thi công, tuy nhiên người dân nơi đây vô cùng bức xúc và tố phía công ty này thường xuyên "lấy trộm" đất trong khu vực sở hữu của dân để đắp lề đường.


Theo thông tin từ phản ánh của người dân tại xóm 1, xã Phú Xuân, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk về việc công ty TNHH Hoài Ân có dấu hiệu gian lận trong quá trình sử dụng vật liệu thi công tuyến đường qua địa bàn xã. Ghi nhận thực tế của phóng viên Tạp chí điện tử Kỹ thuật chống hàng giả và Gian lận thương mại cho thấy: tuyến đường qua địa bàn xã Phú Xuân, vật liệu thải của công trình được phía công ty TNHH Hoài Ân đổ ngổn ngang hai bên đường. Công trình gần như không được căng dây cảnh báo an toàn, biển báo công trình đang thi công , thông tin dự án, nhiều đoạn đường thi công dở dang, lởm chởm vật liệu xây dựng, có những khu vực đã tạo thành ổ gà, ổ voi.

Vật liệu đổ thải đơn vị thi công đổ ngổn ngang 2 bên đường, không rào chắn an toàn, không biển cảnh báo, không biển thông tin dự án… ảnh hưởng nghiêm trọng đến người dân cung quanh và mất an toàn giao thông

Vật liệu đổ thải đơn vị thi công đổ ngổn ngang 2 bên đường, không rào chắn an toàn, không biển cảnh báo, không biển thông tin dự án… ảnh hưởng nghiêm trọng đến người dân cung quanh và mất an toàn giao thông

Một số đoạn đường đang được công ty TNHH Hoài Ân hoàn thiện, phần lề đường có dấu hiệu sụt lún, đứt gãy. Thậm chí một số điểm bị sạt lở nghiêm trọng. Nghi vấn phía công ty Hoài Ân có dấu hiệu gian lận trong việc sử dụng vật liệu không đúng chủng loại để đắp lề tuyến đường. Chị N.T.T, người dân ở xóm 1, xã Phú Xuân, huyện Ea Kar cho biết: "chúng tôi vô cùng bức xúc khi phía đơn vị thi công lấy đất trong khu vực sở hữu riêng của gia đình tôi đắp lề đường. Cách đây không lâu, gia đình tôi mua hơn 10 xe đất về nâng nền cho cao để canh tác, tuy nhiên trong quá trình thi công tuyến đường, người của đơn vị thi công ngang nhiên sử dụng máy xúc, lấy đi phần đất thuộc quyền sở hữu của gia đình tôi. Khi tôi yêu cầu họ dừng lại việc làm trên, không những họ không dừng mà còn ngang nhiên tiếp tục đào bới, mặc cho chúng tôi phản ứng".

Trong quá trình chia sẻ, chị T cho biết thêm: "Họ múc sâu lắm, có những chỗ qua đầu người, rất nguy hiểm cho người dân tham gia giao thông, nhất là khi khi trời tối" Theo quan sát của PV, lề đường qua xã Phú Xuân, huyện Ea Kar, có những điểm được đơn vị thi công tận dụng lại phần vật liệu bóc tách lớp đường cũ, có những điểm được đắp bằng lớp đất có độ mùn, xốp cao. Những khu vực lề đường đắp bằng đất mùn, xốp được nạo vét, tận dụng, vô tình tạo ra mương, rãnh rất sâu, có khi sâu đến gần 2m. Mặt đường trải tiếp xúc với lề đường có những điểm chênh lệch vật liệu đến gần 10cm, thể hiện rõ sự gian lận, bớt xén vật liệu trong quá trình thi công, đồng thời rất dễ gây tai nạn cho người tham gia giao thông.

Nhiều khu vực lề đường mặc dù chưa nghiệm thu nhưng đã bị sụt, lún, sạt lở nghiêm trọng.

Nhiều khu vực lề đường mặc dù chưa nghiệm thu nhưng đã bị sụt, lún, sạt lở nghiêm trọng.

Theo Tiêu chuẩn 9436: 2012 nền đường ô tô, tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam, tại mục 8.4.2, 8.4.3 và mục 8.4.4 cụ thể như sau: "Rãnh biên lúc đầu nên đào nhỏ hơn kích thước thiết kế. Chỉ đào gọt hoàn thiện rãnh đúng kích thước thiết kế sau khi đã hoàn thiện nền đường (gọt mui luyện nền và bạt lề xong). Tránh đào rãnh lấn vào thân và ta luy nền đường". "Đất đào từ rãnh biên không được đổ lên lề đường. Đất đào từ rãnh đỉnh có thể đắp thành bờ chắn nước (con trạch) phía dưới dốc ngang và phải được đầm cẩn thận với mái dốc đắp có độ dốc 1:1,5, mặt trên nghiêng về rãnh đỉnh với độ dốc 2% đến 4%. Mép taluy con trạch phải cách đỉnh ta luy đào tối thiểu là 5 m". “Độ dốc rãnh đỉnh ở tất cả các đoạn nên dưới 5%, nếu quá 3% thì phải có biện pháp gia cố rãnh; nước từ rãnh đỉnh không được cho đổ trực tiếp xuống rãnh biên hoặc giếng tụ hay cửa cống mà phải dẫn cho đổ nước xuống phía thượng lưu cách cửa cống ít nhất 30 m thông qua dốc nước hoặc bậc nước". Như vậy, chiếu theo tiêu chuẩn 9436: 2012 nền đường ô tô, tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam, việc đắp lề đường bằng vật liệu công ty TNHH Hoài Ân đang sử dụng chưa đủ tiêu chuẩn.

Đơn vị thi công tận dụng đất tại chỗ để đắp lề tạo ra những mương rãnh rất sâu, rất nguy hiểm
 

Trao đổi với ông Nguyễn Văn Bình, giám đốc công ty TNHH Hoài Ân, đơn vị thi công tuyến đường, ông Bình cho biết: "trong dự toán, phần đất đắp lề được tận dụng lại từ phần bóc tách đường cũ, vì không có mỏ đất nên công ty phải tận dụng đất có sẵn từ hai bên cạnh lề đường tại khu vực đang thi công" Được biết tuyến đường tỉnh lộ 3, qua xã Phú Xuân có tổng vốn đầu tư hơn 40 tỷ, vậy mà vật liệu đắp lề lại sử dụng đất thuộc khu vực sở hữu của người dân, cũng như lấy từ mương thoát nước, liệu có đảm bảo trong quá trình thi công cũng như đảm bảo khi đưa vào sử dụng? Có hay không việc công ty TNHH Hoài Ân gian lận trong quá trình sử dụng vật liệu thi công công trình, cũng như gian dối trong quá trình thi công. Rất mong phía cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk kiểm tra thông tin.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

Còn lại: 1000 ký tự
Lâm Đồng - Gian dối trong thi công 02 cán bộ và 01 Giám đốc Doanh nghiệp bị khởi tố

(CHG) - Ngày 18/9, Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) cho biết Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an huyện vừa tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ban hành lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 3 bị can, do liên quan đến thi công công trình đường giao thông kém chất lượng.

Xem chi tiết
Đình chỉ, kiểm tra nguồn gốc thực phẩm một cơ sở vì liên quan đến vụ 21 học sinh có dấu hiệu ngộ độc

(CHG) - Tin từ Trung tâm Y tế TP. Pleiku, đơn vị đang điều tra, xác minh trường hợp nghi ngờ ngộ độc thực phẩm sau khi uống trà sữa trong tiệc liên hoan nhân dịp Tết Trung thu tại lớp 7.1 Trường THCS Tôn Đức Thắng (phường Thống Nhất, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) khiến 21 học sinh đau bụng, buồn nôn.

Xem chi tiết
Ninh Thuận: Tạm giữ 48 xe đạp điện không hoá đơn chứng từ hợp pháp

(CHG) Ngày 14/9, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1, Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận cho biết đang tạm giữ 48 xe đạp điện không hoá đơn chứng từ hợp pháp để tiếp tục xử lý theo quy định.

Xem chi tiết
Bình Thuận: Tạm giữ hơn 1,4 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc

(CHG) Ngày 13/9, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an Bình Thuận cho biết, vừa phối hợp với một số đơn vị chức năng kiểm tra một cơ sở kinh doanh, phát hiện và thu giữ hơn 1 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc.

Xem chi tiết
Đắk Nông: Đội Quản lý thị trường số 2 xử phạt các cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ “rao” bán trên mạng xã hội

(CHG) Hiện nay hoạt động mua bán hàng hóa trên nền tảng mạng xã hội đang diễn ra rất phổ biến trên cả nước và có khả năng tìm ẩn nhiều rủi ro gây thiệt hại cho người tiêu dùng mua phải hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ thông qua hình thức mua bán này

Xem chi tiết
2
2
2
3