(CHG) Ngày 7/7, theo Công an TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, đơn vị đang vào cuộc điều tra, xác minh dấu hiệu vi phạm trong việc thực hiện dự án phối bò giống tại Trạm Khuyến nông TP Buôn Ma Thuột.
Theo VKSND TP Buôn Ma Thuột, trên cơ sở nguồn tin từ phương tiện thông tin đại chúng phản ánh về việc các cá nhân, tổ chức liên quan có dấu hiệu vi phạm pháp luật đối với dự án phối giống bò tại Trạm Khuyến nông TP Buôn Ma Thuột. VKSND TP Buôn Ma Thuột đã có văn bản yêu cầu Thủ Trưởng Cơ quan CSĐT Công an TP Buôn Ma Thuột chỉ đạo tiếp nhận tin báo, kiểm tra, xác minh làm rõ, nếu có căn cứ thì xử lý theo quy định của pháp luật.
Được biết, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đắk Lắk (nay là Trung tâm Khuyến nông - Giống cây trồng vật nuôi và Thủy sản) với Công ty cổ phần Phát triển giống gia súc miền Trung (Công ty CPPTGGSMT) ký hợp đồng về việc phối giống bò có chửa năm 2018.
Để thực hiện phối giống cho 2.500 con bò tại Đắk Lắk, Công ty cổ phần Phát triển giống gia súc miền Trung cấp cho Trung tâm Khuyến nông 3.750 liều tinh bò, 3.750 bộ dụng cụ phối giống và hơn 100 triệu đồng tiền công phối giống, tổng giá trị hơn 225 triệu đồng.
![]() |
Viện KSND TP Buôn Ma Thuột yêu cầu công an vào cuộc điều tra vi phạm dự án phối bò giống tại Trạm khuyến nông TP Buôn Ma Thuột |
Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đắk Lắk đã cấp tiền và vật tư cho 4 Trạm Khuyến nông gồm TP Buôn Ma Thuột; huyện Ea H’leo, Lắk, Krông Bông thực hiện. Kết quả thực hiện hợp đồng đã được Trung tâm Khuyến nông, 4 Trạm Khuyến nông và Công ty cổ phần Phát triển giống gia súc miền Trung nghiệm thu và thanh lý hợp đồng với số lượng 2.500 con bò phối giống thành công.
Tuy nhiên, ngày 26/1/2022, Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết luận Trạm Khuyến nông TP Buôn Ma Thuột đã lập chứng từ không đúng để nghiệm thu, thanh quyết toán hợp đồng; không có người dân trong danh sách trên địa bàn, chữ ký không phải của người dân, hoặc người dân không có bò phối giống. UBND phường Thành Nhất và UBND xã Cư Êbur đóng dấu xác nhận vào danh sách người dân có bò đã được phối giống công ích do Trạm Khuyến nông TP Buôn Ma Thuột lập không đúng thực tế.
Hiện vụ việc đang được cơ quan Công an xác minh, làm rõ.
(CHG) Ngày 10-12, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) ban hành một loạt công văn thông báo đình chỉ lưu hành và tiêu hủy trên toàn quốc nhiều sản phẩm mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Xem chi tiết(CHG) Trong các ngày 29/10, 06/11 và 19/11/2024, Đội QLTT số 1 (phụ trách địa bàn thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành) đã tiến hành kiểm tra đột xuất và phát hiện 04 cơ sở kinh doanh vi phạm trên nền tảng điện tử…
Xem chi tiết(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.
Xem chi tiết(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết