(CHG) Ngày 23/6, tỉnh Đắk Nông lập đoàn cưỡng chế với nhiều lực lượng chức năng của xã Trường Xuân, huyện Đắk Song tiến hành cưỡng chế các trường hợp xây dựng công trình trái phép, lấn chiếm đất rừng phòng hộ cảnh quan quốc lộ 14, đoạn qua địa bàn xã Trường Xuân.
Tại khu vực cưỡng chế, người dân đã xây dựng trái phép 21 công trình các loại như: nhà tôn khung sắt, nhà gỗ, lều gỗ… Trên tổng diện tích cưỡng chế hơn 1.400m2. Toàn bộ các công trình này sẽ được giải tỏa theo hình thức cuốn chiếu.
Các điểm lấn chiếm trái phép, vi phạm đều xây dựng nhà cửa, công trình tạm. Đoàn cưỡng chế đã tiến hành phá bỏ, không thu giữ tài sản, vật dụng của các hộ gia đình. Trong trường hợp các hộ vi phạm không nhận tài sản, chính quyền sẽ lập biên bản tạm giữ.
Nhiều công trình vi phạm lấn chiếm đất rừng phòng hộ cảnh quan đoạn qua địa bàn xã Trường Xuân (huyện Đắk Song) |
Trước đó, UBND xã Trường Xuân đã tuyên truyền vận động người vi phạm chủ động tháo dỡ. Qua đó, có hai hộ tự nguyện tháo dỡ. Sau khi đoàn cưỡng chế xuống làm việc, các hộ có công trình vi phạm còn lại đã tự nguyện phối hợp với đoàn cùng tháo dỡ. Về phía huyện Đắk Song, huyện đã ban hành Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với các trường hợp trên.
Theo số liệu thống kê của cơ quan chức năng, tổng diện tích rừng thông phòng hộ cảnh quan dọc tuyến quốc lộ 14 có khoảng 220ha nằm chủ yếu trên địa giới hành chính huyện Đắk Song. Thời gian qua, việc đầu độc rừng thông và các hoạt động lấn chiếm rừng, đất rừng thông đã khiến rừng cảnh quan ngày càng suy giảm, mất dần vẻ đẹp vốn có.
Chính vì vậy, huyện Đắk Song và tỉnh Đắk Nông đang quyết tâm xử lý nghiêm, dứt điểm các trường hợp vi phạm, lấn chiếm rừng và đất rừng. Cùng với đó, trên diện tích đất thu hồi, lực lượng chức năng của huyện tiến hành trồng lại thông từng bước khôi phục rừng thông phòng hộ cảnh quan dọc quốc lộ 14.
(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết(CHG) Vừa qua, Cục Quản lý thị trường TP Cần Thơ ban hành Kế hoạch số 18/KH-QLTTCT về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu, thuốc lá giả…
Xem chi tiết