Đắk Nông: Nhà đầu tư bỏ hoang đất ​mặc dân lấn chiếm


(CHG) Sau khi được UBND tỉnh Đắk Nông chấp thuận cho thuê gần 34 ha đất để thực hiện dự án cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các nhà đầu tư chỉ xây dựng một số hạng mục rồi bỏ hoang. Người dân tranh nhau lấn chiếm, mua bán sang nhượng trái phép. 

Nhận đất thuê rồi bỏ hoang

Vào tháng 2/2010, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Đại Gia Thuận, TP Hồ Chí Minh (Cty Đại Gia Thuận) được UBND tỉnh Đắk Nông cho thuê gần 34ha đất thuộc địa giới hành chính xã Quảng Tâm, huyện Tuy Đức để đầu tư Cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Quảng Tâm, là dự án nằm trong danh mục kêu gọi đầu tư đã được UBND tỉnh Đắk Nông ban hành vào năm 2009.

Dự án có tổng vốn đầu tư 90 tỷ đồng, thời gian hoàn thành dự kiến trong 3 năm. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành các thủ tục pháp lý và được bàn giao đất trên thực địa, Cty Đại Gia Thuận không thực hiện dự án như đã cam kết. Sau hơn 3 năm được cấp chứng nhận đầu tư, công ty này chỉ xây dựng một số hạng mục của nhà điều hành, cổng chào, nhà bảo vệ và san gạt sơ sài con đường từ tỉnh lộ 1 vào vị trí được giao đất. Các hạng mục này đều chỉ xây dựng dang dở và sau đó đã nhanh chóng xuống cấp, hư hỏng.

Khu đất dự án cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Quảng Tâm bị người dân lấn chiếm, xây dựng nhà cửa, mua bán trái phép. Ảnh: Vietnam+.

Khu đất dự án cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Quảng Tâm bị người dân lấn chiếm, xây dựng nhà cửa, mua bán trái phép. Ảnh: Vietnam+.

Đến tháng 5/2015, UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành để đánh giá tổng thể việc thực hiện dự án. Kết quả, cơ quan chức năng xác định nhà đầu tư chậm trễ trong thực hiện dự án; thiếu trách nhiệm quản lý dẫn tới đất đai bị lấn chiếm; giấy chứng nhận đầu tư hết hiệu lực. Chính quyền địa phương cũng khẳng định đã liên lạc nhiều lần nhưng nhà đầu tư không phối hợp, dẫn tới đất đai của dự án bị lấn chiếm ngày càng phức tạp.

Trước thực trạng này, tháng 8/2015, UBND tỉnh Đắk Nông đã ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đầu tư của dự án. Sau khi bị thu hồi giấy chứng nhận đầu tư, Cty Đại Gia Thuận đã gửi đơn giải trình việc chậm triển khai do nhiều nguyên nhân khách quan, đồng thời xin gia hạn thời gian thực hiện dự án và cam kết sẽ hoàn thành trong vòng 2 năm nếu được UBND tỉnh tiếp tục cho triển khai. UBND tỉnh Đắk Nông đã đồng ý với hạn định phải hoàn thành, đưa vào sử dụng trước tháng 5/2018. Tuy nhiên, sau khi được đồng ý tiếp tục triển khai dự án, Cty Đại Gia Thuận không tiến hành bất cứ hoạt động nào. Đất đai được giao cho Công ty thực hiện dự án lần lượt bị người dân lấn chiếm, sau đó mua bán, sang nhượng trái phép.

Chính quyền “bất lực”?

Dẫn chúng tôi đi khảo sát tại cụm công nghiệp vào những ngày cuối tháng 5/2022, anh Nguyễn Đình Lâm, cán bộ địa chính xã Quảng Tâm cho biết, đây là “khúc xương” trong công tác quản lý đất đai, xây dựng tại địa phương. “Đến nay, UBND các cấp đã lập gần 80 biên bản vi phạm hành chính nhưng chẳng những không dẹp được, mà nạn chiếm đất, sang nhượng mua bán trái phép, làm nhà, trồng cây trên khu đất ngày càng diễn ra nghiêm trọng”, anh Lâm ngán ngẩm nói.

Theo anh Lâm, trước thực trạng lấn chiếm đất đai vô tội vạ của người dân, UBND tỉnh Đắk Nông đã ban hành 10 quyết định xử phạt hành chính về hành vi lấn chiếm đất khu công nghiệp để làm nhà, trồng cây lâu năm với số tiền hơn 2,5 tỷ đồng. Trong số này, ông Trần Văn Hợp (31 tuổi, trú tại thôn 5, xã Quảng Tâm) đã thực hiện hành vi nằm trong cụm công nghiệp Quảng Tâm và bị xử phạt hành chính 420 triệu đồng. Ông Lê Văn Đức (32 tuổi, trú tại thôn 1, xã Quảng Tâm) lấn chiếm gần 1,7ha bị UBND xử phạt hành chính 350 triệu đồng. Bà Trần Thị Oanh (44 tuổi, trú thôn 5, xã Quảng Tâm) lấn chiếm hơn 1,1ha, bị xử phạt 350 triệu đồng…

“Ngoài việc bị xử phạt hành chính, UBND tỉnh cũng buộc người dân khắc phục hiện trạng, trả lại đất cho khu công nghiệp trong vòng 30 ngày. Thế nhưng, các quyết định xử phạt của tỉnh đã ký từ đầu tháng 3/2022 đến nay vẫn chưa ai chấp hành. Còn huyện và xã thì đã lập hàng chục biên bản vi phạm hành chính, buộc khắc phục hiện trạng từ năm 2017 đến nay cũng bị phớt lờ”, anh Lâm cho biết. Ông Đặng Văn Cương, Chủ tịch UBND xã Quảng Tâm cho biết, để dẫn đến tình trạng lấn chiếm đất như hiện nay là vào những năm 2009- 2010, khi nhận đất nhưng chưa triển khai dự án, Cty Đại Gia Thuận đã cho nhiều người dân thuê, mượn diện tích đất được giao để trồng khoai, hoa màu.

“Khi doanh nghiệp không triển khai dự án, nhiều người đã cố ý lấn chiếm đất, có nhiều trường hợp sang nhượng trái phép bằng giấy tay. Những trường hợp lấn chiếm, đến mua đất tiếp tục làm nhà, trồng cây trên đất dù biết đó là hành vi vi phạm. Khi khu công nghiệp thành khu dân cư, địa phương cũng nhiều lần định cưỡng chế, thu hồi đất nhưng người dân chống đối, thành điểm “nóng”, mất an ninh trật tự”, ông Cương nói.

Ông Lê Trọng Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông cho biết thêm, đến nay Dự án cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Quảng Tâm đã thu hồi chủ trương đầu tư của Cty Đại Gia Thuận. Tuy nhiên, diện tích đất 35ha vẫn sẽ tiếp tục quy hoạch là đất làm khu công nghiệp, không hợp thức hoá cho khu dân cư. “Việc cưỡng chế, giải tỏa đất tại đây phải làm nhưng thuộc trách nhiệm của huyện. Địa phương phải tính toán phương án, có hỗ trợ người dân hay không… để tiến hành thu hồi đất, lập lại kỷ cương”, ông Yên nói. 

Còn lại: 1000 ký tự
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
TP CẦN THƠ: Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra phòng, chống kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu, thuốc lá giả…

(CHG) Vừa qua, Cục Quản lý thị trường TP Cần Thơ ban hành Kế hoạch số 18/KH-QLTTCT về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu, thuốc lá giả…

Xem chi tiết
2
2
2
3