Đảm bảo thị trường xăng dầu, không có tình trạng găm hàng


(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Thừa Thiên - Huế thực hiện giám sát đối với 100% cửa hàng xăng dầu, nên hoạt động kinh doanh luôn đảm bảo, không có tình trạng găm hàng.
Những ngày qua, một số người dân đến đổ xăng, dầu tại Cửa hàng xăng dầu cầu Lim đều phải quay về. Điều này đặt ra nghi vấn về hành vi găm hàng chờ tăng giá. Anh N.L.P. (đường Minh Mạng, TP. Huế, Thừa Thiên - Huế) cho biết, hôm 9/4 đến cửa hàng xăng dầu cầu Lim (Công ty CP xăng dầu DKC Huế) - số 2 Võ Văn Kiệt, P. Thủy Xuân, TP. Huế đổ dầu cho chiếc xe bán tải nhưng nhân viên thông báo hết dầu nên quay về. Đến ngày 10/4, cứ tưởng cửa hàng đã bổ sung dầu, anh P. ghé đến thì thấy cả 4 cột bơm đều dán thông báo hỏng.
Tương tự, chị N.T.T. (đường Lê Ngô Cát) cho biết, sáng 10/4 đến đổ xăng RON 95 tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu cầu Lim, thấy nhân viên của cửa hàng ra dấu hết xăng nên phải đi nơi khác, khi quay ra mới để ý thấy cả 4 cột bơm dán thông báo máy hỏng.
Đội Quản lý thị trường số 2 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thừa Thiên - Huế kiểm tra tại cửa hàng kinh doanh xăng dầu cầu Lim.
Theo ghi nhận ngày 10/4, tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu cầu Lim, trong 8 vòi bơm có 1 vòi bán xăng RON 92 hoạt động bình thường, 7 vòi còn lại (bao gồm xăng RON95, dầu diesel, dầu hỏa) dán thông báo trụ hỏng như phản ánh của người dân.
Sau đó, Đội Quản lý thị trường số 2 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thừa Thiên - Huế tiến hành kiểm tra và ghi nhận thực tế. Cục Quản lý thị trường tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, theo số liệu kế toán cung cấp trên sổ nhật ký bán hàng, số hàng tồn xăng RON 92 còn 5.000 lít, xăng RON 95 còn 585 lít, dầu diesel còn 577 lít, đây là dấu hiệu hết hàng chứ không phải găm hàng.
Ông Nguyễn Văn Thống, Giám đốc Công ty CP xăng dầu DKC Huế cho biết, cửa hàng xăng dầu cầu Lim có 4 cột bơm với 8 vòi, trong đó, 2 cột (4 vòi) đã hỏng, không sửa 5 năm nay. Và do lượng bán ra không nhiều nên công ty dừng bán tại 2 cột bơm này. Ở 2 cột còn lại, có 1 vòi bị hỏng từ ngày 5/4, cửa hàng đã làm báo cáo gửi Chi cục Tiêu chuẩn Đ
o lường Chất lượng tỉnh và Trung tâm Đo lường, Thử nghiệm & Thông tin khoa học (Sở Khoa học & Công nghệ); 2 vòi khác bị hỏng ngày 8/4, cửa hàng đã làm báo cáo các đơn vị chức năng.
Trao đổi với phóng viên chiều ngày 11/4, ông Nguyễn Văn Thống cho biết, hiện nay cửa hàng bán xăng bình thường và trung bình mỗi tháng cửa hàng bán khoảng 100m3 nên chỉ cần 1 cột bơm với 2 vòi bơm là đủ.
“Là đơn vị đầu mối, nên nói găm hàng là không đúng. Trong sáng ngày 11/4, cửa hàng đã nhập hàng đầy đủ để phục vụ cho khách hàng. Về các cột bơm bị hỏng, sau khi sửa chữa và được cơ quan chức năng kiểm định, dán tem niêm phong các cột bơm này sẽ phục vụ khách hàng trở lại”, ông Nguyễn Văn Thống cho biết thêm.
Cửa hàng kinh doanh xăng dầu cầu Lim nhập hàng hàng ngày 11/4, hoạt động kinh doanh xăng dầu diễn ra bình thường.
Ông Phan Hùng Sơn, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, đến thời điểm ngày 11/4, có 129/130 cửa hàng xăng dầu hoạt động bình thường (trong đó có 01 cửa hàng chỉ bán xăng E5, không bán xăng 95 và dầu DO) và 01 cửa hàng xăng dầu ngừng kinh doanh, cụ thể: Công ty cổ phần Xăng dầu Ngô Đồng, thôn 2, xã A Ngo, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế ngừng kinh doanh do đang trong quá trình giải thể, doanh nghiệp có thông báo đến Sở Công Thương, Cục Cục Quản lý thị trường tỉnh để theo dõi, giám sát.
Ngày 10/4, Cửa hàng xăng dầu cầu Lim hiện bán xăng E5, không bán xăng 95 và dầu DO. Qua giám sát, cửa hàng có 4 cột bơm, nhưng 2 cột bơm xăng 95 và 1 cột bơm dầu DO bị hư hỏng không sử dụng được, cửa hàng đã có công văn gửi Chi cục Đo lường Chất lượng và Trung tâm Đo lường Chất lượng tỉnh Thừa Thiên - Huế, đồng thời đang liên hệ kỹ thuật vào thay thế, sửa chữa các cột bơm hư hỏng). Đến 12h00 ngày 11/4/2023, trước thời điểm điều chỉnh giá xăng dầu theo chu kỳ, cửa hàng xăng dầu cầu Lim đã khắc phục sự cố, nhập xăng dầu và hoạt động bình thường.
“Cục Quản lý thị trường tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường trực thuộc nghiêm túc thực hiện chế độ giám sát đối với 100% cửa hàng xăng dầu, báo cáo hàng ngày và thường xuyên nắm tình hình để kịp thời phát hiện, xử lý các hoạt động bất thường xảy ra (nếu có). Qua công tác quản lý địa bàn, triển khai các biện pháp nghiệp vụ, kiểm tra, thường xuyên giám sát chặt chẽ các đơn vị kinh doanh xăng dầu theo các loại hình trên địa bàn, đảm bảo các Cửa hàng kinh doanh xăng dầu vẫn hoạt động bình thường, thực hiện tốt quy định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu; Qua công tác nắm tình hình và giám sát, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế các Doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối cung cấp đủ nguồn hàng theo tiến độ…”, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết thêm./.
Tỉnh Thừa Thiên - Huế có 130 cửa hàng kinh doanh xăng dầu (năm 2022 là 132, tuy nhiên, đầu năm 2023 có 02 cửa hàng ngừng hoạt động kinh doanh là Cửa hàng xăng dầu Điền Hương thuộc DNTN xăng dầu Điền Hương, Phong Điền, Thừa Thiên - Huế do giải thể doanh nghiệp và Cửa hàng xăng dầu Hưng phát số 8, xã Hương Thọ, TP. Huế nghỉ do ảnh hưởng công tác xây dựng tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn); trong đó có 14 thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối trong hệ thống đang hoạt động, có 01 kho cảng xăng dầu của công ty CP xăng dầu dầu khí PVOIL.

Nguồn: https://congthuong.vn/thua-thien-hue-dam-bao-thi-truong-xang-dau-khong-co-tinh-trang-gam-hang-249898.html

Còn lại: 1000 ký tự
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
TP CẦN THƠ: Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra phòng, chống kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu, thuốc lá giả…

(CHG) Vừa qua, Cục Quản lý thị trường TP Cần Thơ ban hành Kế hoạch số 18/KH-QLTTCT về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu, thuốc lá giả…

Xem chi tiết
2
2
2
3