Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản


(CHG) Hiện nay, nông sản Việt Nam đã có mặt ở gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, giúp kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2022 đạt trên 53,22 tỷ USD. Để xuất khẩu nông sản thì vấn đề kiên quyết là phải thực hiện truy xuất nguồn gốc và đó cũng là vấn đề quan trọng trong chuyển đổi số nông nghiệp.

Việt Nam muốn tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu bắt buộc phải truy xuất nguồn gốc.
Quản lý truy xuất nguồn gốc
Thực tế thời gian qua để xuất khẩu nông sản đòi hỏi các doanh nghiệp phải thực hiện truy xuất nguồn gốc. Ví dụ như Công ty TNHH MTV Khoa học công nghệ Hoàn Vũ là đơn vị duy nhất tiến hành kiểm định 50.000 tấn mật ong xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ mỗi năm và 100% không bị trả lại do đáp ứng được những quy định nghiêm ngặt về kháng sinh và hóa chất của nước nhập khẩu. Và có hơn 3.000 lô thanh long đi các thị trường, nhưng chỉ tiến hành kiểm định 2.700 lô thanh long/năm vào thị trường EU. 
Đồng thời, công ty có thể kiểm nghiệm, xác thực nguồn gốc rất nhiều dịch trái cây xuất đi thị trường châu Âu, kết quả kiểm nghiệm tương đương với phòng thí nghiệm bên Đức. Và xác thực rau củ quả hữu cơ bằng thiết bị EA-IRMS; xác thực nguồn gốc địa lý gạo hữu cơ; phân biệt tôm sú nuôi và tôm sú thiên nhiên bằng đồng vị bền; xác thực kiểm nghiệm, xác thực nguồn gốc phân bón hữu cơ bằng phương pháp phân tích đồng vị bền Nitơ; xác thực rượu, bia thật giả; kỹ thuật phân tích đồng vị bền mở lối cho kỷ nguyên xác thực nguồn gốc nông sản và tất cả các chủng loại thực phẩm.
Như vậy, để xuất khẩu nông sản sang các nước nhất là EU thì vấn đề truy xuất nguồn gốc là một mắt xích quan trọng của hệ thống tiêu chuẩn về hàng hóa nhập khẩu, đòi hỏi sự gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm chăn nuôi, hàng hóa nông sản với truy xuất nguồn gốc.
Bên cạnh đó, cần xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói. Theo ông Huỳnh Tấn Đạt, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), nguyên tắc để quản lý truy xuất nguồn gốc là chúng ta kiểm soát toàn bộ thông tin từ trang trại, vườn trồng đến sơ chế, đóng gói, chế biến, lưu kho, vận chuyển, phân phối và tiêu dùng. Để đảm bảo điều đó, Cục Bảo vệ thực vật đã đưa ra toàn bộ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm thuộc vi phạm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (thực phẩm thực vật). Theo đó, vườn trồng hoặc cơ sở đóng gói có nhu cầu đăng ký mã số thì trước tiên phải bảo đảm tuân thủ các yêu cầu của nước nhập khẩu. Việc đăng ký mã số trên cơ sở tự nguyện.
Và việc kiểm tra đánh giá là căn cứ để cấp mã số hoặc duy trì, phục hồi mã số. Mã số phải được công nhận bởi nước nhập khẩu. Mã số được cấp phải luôn bảo đảm tuân thủ các điều kiện của nước nhập khẩu và phải được giám sát bởi cơ quan quản lý để duy trì mã số. 
“Trong quá trình triển khai các hệ thống cơ sở dữ liệu này, chúng tôi còn kết hợp với rất nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực để kiểm soát tốt các vấn đề liên quan từ giai đoạn sinh trưởng, phát triển, từ năng suất, sản lượng của cây trồng cho đến diễn biến tình hình gây hại hay rủi ro trong quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến và lưu kho...”, ông Đạt cho biết thêm.
Hiện nay, Cục Bảo vệ thực vật đang xây dựng phần mềm quản lý cơ sở đóng gói tại địa chỉ: https://cms.packinghouse.online và các chủ cơ sở đóng gói có thể liên hệ với Cục Bảo vệ thực vật để có tài khoản dùng thử.
Bên cạnh đó, Cục
Bảo vệ thực vật đã xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói xuất khẩu. Hệ thống sử dụng cho các cơ quan quản lý (Cục Bảo vệ thực vật và cơ quan đầu mối tại các địa phương) và kết nối dữ liệu với “Nhật ký đồng ruộng” và trong tương lai là phần mềm về “quản lý cơ sở đóng gói”.
 
Vải thiều Hải Dương được bày bán tại Pháp.
Thúc đẩy số hóa trong truy xuất nguồn gốc 
Tại diễn đàn "Thúc đẩy số hóa trong truy xuất nguồn gốc nông sản - thực phẩm" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng các đơn vị vừa tổ chức mới đây, ông Nguyễn Quốc Toản, Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nhấn mạnh, truy xuất nguồn gốc là một trong 8 vấn đề trọng tâm trong chuyển đổi số nông nghiệp.
“Quản lý nhà nước trong vấn đề truy xuất nông sản là phục vụ, đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế, nâng cao tính minh bạch, giải trình cho ngành hàng, quyền lợi của nông dân… Với những giá trị đó, hệ thống truy xuất nguồn gốc không chỉ là cái tem, mà đó là trách nhiệm của nhà sản xuất, niềm tin của người tiêu dùng và rộng ra là tính giải trình của nền nông nghiệp”, ông Nguyễn Quốc Toản khẳng định.
Hiện nay, Việt Nam có 19.000 hợp tác xã nông nghiệp, 14.200 doanh nghiệp nông nghiệp, 7.500 cơ sở chế biến nông nghiệp, 9.400 siêu thị và chợ hạng 1… Đây là các dữ liệu cấu thành big data của ngành nông nghiệp. Do đó, truy xuất nguồn gốc phải tổng thể và rất cụ thể. Bên cạnh đó, nông nghiệp còn có quá nhiều cấu phần, chỉ tính riêng khâu sản xuất đã rất nhiều. Ngành nông nghiệp xác định sẽ xây dựng kiến trúc, công nghệ có lộ trình. Việc áp dụng sẽ ưu tiên các sản phẩm xuất khẩu chính ngạch, cùng với đó là quan tâm thị trường nội địa.
Tem truy xuất nguồn gốc nông sản. Ảnh: TTXVN
Đại diện Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp, ông Nguyễn Hoài Nam cho biết, hệ thống truy xuất nguồn gốc của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đang được cài đặt và vận hành chính thức tại địa chỉ truy cập: http://check.vn.gov.vn. Hệ thống đã xây dựng được 3 phân hệ chính gồm: Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc; Hệ thống quản lý, cập nhật thông tin, dữ liệu về truy xuất nguồn gốc dành cho đối tượng là cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp; Cho phép khai thác sử dụng bằng ứng dụng trên thiết bị di động trong việc tìm kiếm, truy vết, tra cứu thông tin nguồn gốc sản phẩm.
Đến thời điểm hiện tại, hệ thống đang kết nối, chia sẻ dữ liệu với 8 hệ thống truy xuất nguồn gốc của 8 tỉnh, thành phố và có hơn 3.964 doanh nghiệp với bộ mã truy xuất nguồn gốc của 16.987 sản phẩm nông sản thực phẩm.
Thực tế, truy xuất nguồn gốc là một trong 8 vấn đề trọng tâm trong chuyển đổi số nông nghiệp. Hiện nay, Chính phủ đang chuyển trọng tâm từ quản lý sang quản trị, từ hành chính nhà nước sang phục vụ doanh nghiệp, do đó, để số hóa trong truy xuất nguồn gốc nông sản thực sự đi vào thực tiễn, có tính hiệu quả cao, rất cần sự tham gia, phối hợp của tất cả các bên, từ Nhà nước tới doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân.
Bên cạnh đó, quản lý nhà nước trong vấn đề truy xuất nông sản với vai trò phục vụ, đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế sẽ nâng cao tính minh bạch, giải trình cho ngành hàng, quyền lợi của nông dân… "Với những giá trị to lớn trên, Hệ thống truy xuất nguồn gốc không chỉ là cái tem, mà đó còn là trách nhiệm của nhà sản xuất, niềm tin của người tiêu dùng và suy rộng ra là tính giải trình của nền nông nghiệp", ông Nguyễn Quốc Toản nhấn mạnh.
Ông Mai Quang Vinh, Chủ tịch Liên hiệp Hợp tác xã Kinh tế số Việt Nam cho biết, tạo một mã QR cho một sản phẩm rất dễ dàng, người dùng chỉ mất vài giây là có thông tin về sản phẩm. Tuy nhiên, nếu không có tư duy tốt, việc số hóa, quản lý thông tin nông sản, thực phẩm theo hình thức này sẽ rất lỏng lẻo; doanh nghiệp thu mua rất dễ mua phải hàng hóa trà trộn, kém chất lượng.
Trên cơ sở đó, ông Vinh mong muốn, thời gian tới các đơn vị phối hợp chặt chẽ với Tổ điều hành Diễn đàn kết nối nông sản của
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn để phát triển cổng thông tin chung về quản lý, giám sát thông tin sản phẩm, trong đó có thông tin của hàng vạn hợp tác xã, ngành hàng, giá bán, giá mua nông sản… để tất cả các chủ thể có nhu cầu dễ dàng tiếp cận, tiến tới tất cả các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ sẽ được minh bạch thông tin.
Như vậy, thời gian tới, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất được cập nhật các thông tin liên quan đến các quy định, thể chế, chính sách hỗ trợ mới nhất của Chính phủ về truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng, mã số đóng gói trong lĩnh vực sản xuất và chế biến nông sản – thực phẩm./. 
(Còn tiếp)
Còn lại: 1000 ký tự
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
TP CẦN THƠ: Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra phòng, chống kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu, thuốc lá giả…

(CHG) Vừa qua, Cục Quản lý thị trường TP Cần Thơ ban hành Kế hoạch số 18/KH-QLTTCT về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu, thuốc lá giả…

Xem chi tiết
2
2
2
3