(CHG) Thời gian qua, tình trạng xây dựng công trình trái phép, lấn chiếm hành lang đường sắt qua Đồng Nai, gây mất ATGT nghiêm trọng vẫn chưa được xử lý triệt để.
Nhiều vi phạm tồn tại
Dọc tuyến đường sắt, một số vị trí người dân còn xây dựng nhà ở, làm nơi buôn bán, vật liệu xây dựng, nghiêm trọng nhất là đoạn qua địa bàn 2 xã Xuân Thọ, Suối Cao.
Tại lý trình 1632+625 đoạn qua ấp Gia Tỵ, xã Suối Cao, một công trình nhà ở kiên cố đã xây xong phần móng, xung quanh cát, đá tập kết vương vãi.
Cách đó khoảng 300m là một trang trại nuôi gà được quây rào thép, chuồng gà được xây kiên cố với diện tích hơn 100m2.
Còn ở lý trình 1631+450, một công trình nhà ở cũng đang xây dựng dở dang. Khoảng cách từ đường sắt tàu chạy đến phần đuôi căn nhà này chỉ khoảng 3m.
Tương tự, tại khu vực thuộc xã Xuân Thọ có hàng chục ki-ốt, nhà dân nằm ngay trong hành lang ATGT đường sắt.
Công trình nhà ở xây dựng trái phép tràn lan đoạn qua xã Suối Cao, huyện Xuân Lộc |
Thậm chí, các ngành chức năng dù đã xây đường gom, làm hàng rào tôn lượn sóng ngăn không cho người dân tái lấn chiếm hoặc tự ý mở các lối đi ngang qua đường sắt, nhưng tình hình vẫn không mấy khả quan.
Ông Hoàng Nghĩa Cường, Trưởng ga đường sắt Ga Gia Ray (xã Xuân Trường) cho hay, tình trạng các hộ dân xây dựng vi phạm hành lang ATGT đường sắt vẫn diễn ra tràn lan nhiều năm qua.
Tình trạng này không xử lý dứt điểm dẫn đến “nhờn luật”, nhiều công trình vi phạm vẫn ngang nhiên tồn tại.
Xử lý thiếu triệt để
Phó giám đốc Chi nhánh khai thác đường sắt Sài Gòn ông Lê Văn Thái cho rằng, việc xây dựng lấn chiếm hành lang đường sắt tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Nhiều vị trí lái tàu bị che khuất tầm nhìn, ảnh hưởng an toàn chạy tàu. Trong trường hợp xảy ra sự cố sẽ ảnh hưởng đến việc đưa phương tiện đến cứu hộ.
Theo ông Thái, chỉ trong tháng 4/2022, cung cầu đường Gia Ray phối hợp với ga Gia Ray lập biên bản 2 trường hợp ở xã Suối Cao, 1 trường hợp xã Xuân Thọ tự ý xây nhà ở lấn qua hành lang đường sắt.
Các trường hợp này đã được yêu cầu dừng thi công, tháo dỡ phần xây dựng trái phép và trả lại mặt bằng ban đầu.
Một số trường hợp chỉ xử phạt hành chính, cần phải có phương án xử lý mạnh hơn để ngăn ngừa và đủ sức răn đe. Bên cạnh đó, một số công trình vi phạm thuộc những năm trước chưa được xử lý triệt để.
(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết(CHG) Vừa qua, Cục Quản lý thị trường TP Cần Thơ ban hành Kế hoạch số 18/KH-QLTTCT về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu, thuốc lá giả…
Xem chi tiết