Gia Lai: Khai thác gỗ trái phép hai đối tượng bị khởi tố


(CHG) Ngày 17/5, cơ quan CSĐT Công an huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can 2 đối tượng khai thác gỗ trái phép ở Gia Lai, mang sang Đắk Lắk tiêu thụ.

Ông Hồ Văn Thảo, Chủ tịch UBND huyện Krông Pa cho biết, cơ quan CSĐT Công an huyện Krông Pa đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can 2 đối tượng La Văn Trung (SN 1980, trú thôn Cư KLông, xã Cư KLông, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk) và Sầm Văn Huấn (SN 1986, trú thôn Tam Lập, xã Ea Tam, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk) về hành vi: vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản, xảy ra tại tiểu khu 1396, địa giới hành chính xã Chư Drăng, huyện Krông Pa, lâm phần do Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Sông Ba quản lý.

Hai đối tượng bị bắt quả tang khi đang vận chuyển gỗ trái phép ra khỏi rừng.

Hai đối tượng bị bắt quả tang khi đang vận chuyển gỗ trái phép ra khỏi rừng.

Tại cơ quan Công an, bước đầu các đối tượng khai nhận khai thác trộm gỗ về bán cho dân. Tuy nhiên, Cơ quan điều tra đang làm rõ nhóm đối tượng đứng phía sau, đóng vai trò “đầu nậu” thu gom.

Trước đó, qua công tác trinh sát, khoảng 15h15’ ngày 6/5, Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Công an tỉnh Gia Lai phát hiện, bắt quả tang 2 đối tượng gồm La Văn Trung và Sầm Văn Huấn đang sử dụng xe môtô độ chế vận chuyển 4 hộp gỗ (kích thước 13x25x280cm) tại Tiểu khu 1396, lâm phần do Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Sông Ba quản lý. Đây là khu vực giáp ranh giữa xã Chư Drăng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai và xã Ea Tam, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk.

Các đối tượng khai nhận: Trong khoảng thời gian từ tháng 11/2021 đến thời điểm bị phát hiện, bắt giữ, đã khai thác trái phép 12 cây gỗ tại khu vực trên và vận chuyển về huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk để tiêu thụ.

Từ lời khai của các đối tượng, lực lượng chức năng tỉnh Gia Lai đã tiến hành khám nghiệm hiện trường, xác định tổng số 12 cây gỗ bị cưa hạ trái phép thuộc các chủng loại: Mít nài, Kháo… đường kính gốc từ 40-80cm, số lượng gỗ đã bị lấy đi khỏi hiện trường là hơn 19,6m3. 

 

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3