Ngày 6/1/2022, Công an TP Hà Nội tổ chức Lễ ra quân Năm an toàn giao thông 2022 và cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần và mùa Lễ hội xuân. Công an TP Hà Nội sẽ chủ động tham mưu lãnh đạo thành phố các biện pháp, giải pháp nhằm triển khai, thực hiện tốt, hiệu quả chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chính phủ, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và các bộ, ngành liên quan công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, trong đó, bám sát chủ đề của năm 2022: “Xây dựng văn hóa giao thông an toàn gắn với kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” với tinh thần “Vì sức khỏe, sinh mạng của người tham gia giao thông”.
Công an TP Hà Nội sẽ phối hợp với các sở, ngành chức năng, UBND các quận, huyện, thị xã huy động, bố trí tối đa lực lượng, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ tăng cường tuần tra kiểm soát, kiểm tra xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông, tập trung các nhóm hành vi vi phạm "nổi cộm" và các hành vi vi phạm là nguyên nhân chính, chủ yếu dẫn đến ùn, tắc và tai nạn giao thông.
Qua hơn một tháng thực hiện đã có nhiều chuyển biến tích cực được các tầng lớp nhân dân ghi nhận và đánh giá cao. Tuy nhiên, một số khu vực vẫn còn tình trạng xe quá trọng tải, tự ý cải tạo phương tiện lưu thông trên đường mà chưa bị xử lý, điển hình là tình trạng lưu thông chở vật liệu xây dựng trên tuyến đê Tả Hồng thuộc địa phận huyện Gia Lâm đang là vấn nạn nhức nhối.
Xe oto tải cơi nới thành thùng chạy tập nập trên tuyến Đê Bát Tràng - huyện Gia Lâm |
Qua nghiên cứu tìm hiểu, phóng viên ghi nhận được trên thực tế tình trạng xe quá trọng tải đang lưu thông rất phổ biến. Hầu hết các xe này đều tự ý cải tạo phương tiện dưới dạng cơi nới thùng xe lưu thông với mật độ dày đặc, chuyên chở vật liệu xây dựng, ngoài ra còn có xe bồn trọng tải lớn trở bê tông từ các bãi tập kết vật liệu xây dựng ngoài bờ đê chạy xuyên ngày đêm đến một số dự án trên địa bàn TP Hà Nội và tỉnh Hưng Yên.
Tại tuyến đê Tả Hồng đoạn từ cầu Thanh Trì đi Bát Tràng được cắm biển cho phép các xe có trọng tải dưới 18 tấn được lưu thông. Tuy nhiên, theo PV ghi nhận được từ các xe chuyên chở cát, vật liệu xây dựng từ một bãi tập kết bên bờ sông Hồng địa phận xã Đông Dư và các trạm trộn bê tông của Công ty bê tông Việt Tiệp, bê tông Chèm cũng tại địa điểm này thì các chủ xe đều xử dụng các loại xe có thiết kế từ 3 đến 5 chân, có trọng tải từ 30 đến 50 tấn.
Biển báo giới hạn trọng tải xe được đặt trên đê Bát Tràng- Gia Lâm |
Các xe chạy với trọng tải lớn khiến tuyến đê luôn phải oằn mình trống chịu, mặc dù mới được đầu tư nâng cấp, nhưng nhiều đoạn đê bị hư hỏng, xuống cấp.
Theo ghi nhận của PV các xe vận chuyển đều không che chắn cẩn thận, trở vật liệu vượt quá thành thùng làm rơi vãi vật liệu ra đường khiến trời nắng thì bụi, trời mưa thì trơn trượt rất nguy hiểm.
Tình trạng xe tải trọng lớn lưu thông trên tuyến đê xảy ra nhiều, liên tục nhiều năm, cử tri đã có nhiều ý kiến đến các cơ quan chức năng của Thành phố nhưng tình hình không mấy được cải thiện.
Để tìm hiểu rõ hơn, PV đã lần theo dấu vết các chuyến xe, hầu hết chúng đều di chuyển từ bãi tập kết vật liệu xây dựng ngoài bờ sông thuộc xã Đông Dư, huyện Gia Lâm đến Dự án Vinhome Dream City Hưng Yên tại Huyện Văn Giang. Đây là một dự án lớn của Tập đoàn Vingroup với diện tính khoảng 500 ha, với khối lượng san lấp khoảng 6.000.000 m3. Dự án này sẽ cần hàng trăm nghìn chuyến xe vận chuyển đáp ứng cho nhu cầu san lấp và xây dựng của Dự án. Điều đáng nói là các nhà cung cấp vật liệu cho dự án Vingroup đều sử dụng những đoàn xe có trọng tải lớn mà người dân thường ví là binh đoàn xe “hổ vồ” với nhiều lỗi vi phạm như trên. Chúng đều có một đặc điểm chung là gắn lô gô mang tên doanh nghiệp đang cung cấp cát cho Dự án này như PTH, AVHN, Minh Tâm, Soltec.
Lực lượng chức năng làm ngơ cho xe tải đi qua chốt kiểm soát |
Có nhiều cơ quan chức năng được phân công nhiệm vụ xử lý vi phạm và đảm bảo an toàn giao thông như: Đội cảnh sát giao thông, Đội thanh tra giao thông huyện Gia Lâm và Hạt quản lý đê điều trên địa bàn huyện. Tuy nhiên nạn xe “ Vua” vẫn là nỗi kinh hoàng của người tham gia giao thông. Câu hỏi được đặt ra là các cơ quan chức năng ở đâu khi để tình trạng này diễn ra trong thời gian dài mà không xử lý, có hay không việc “làm ngơ” để cho những nhà xe này “ung dung” hoạt động.
Tạp chí Kỹ thuật chống hàng giả và Gian lận thương mại sẽ tiếp tục thông tin.
(CHG) Ngày 10-12, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) ban hành một loạt công văn thông báo đình chỉ lưu hành và tiêu hủy trên toàn quốc nhiều sản phẩm mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Xem chi tiết(CHG) Trong các ngày 29/10, 06/11 và 19/11/2024, Đội QLTT số 1 (phụ trách địa bàn thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành) đã tiến hành kiểm tra đột xuất và phát hiện 04 cơ sở kinh doanh vi phạm trên nền tảng điện tử…
Xem chi tiết(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.
Xem chi tiết(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết