Ngày 16/1, theo Công an Hà Tĩnh cho biết, chiều tối 15/1, Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh - Đại tá Nguyễn Hồng Phong làm việc với các đơn vị nghiệp vụ liên quan về công tác quản lý, xử lý các bến, bãi tập kết khoáng sản khái phép trên sông La, sông Lam…
Công an Hà Tĩnh sẽ rà soát, kiểm tra và xử lý nghiêm các sai phạm tại các điểm tập kết khoáng sản trên sông La, sông Lam |
Thời gian qua, với sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của lực lượng công an và các cơ quan chức năng, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, một số bến, bãi tập kết khoáng sản trái phép trên sông La, Sông Lam chưa giải quyết dứt điểm. Các chủ bến, bãi vì lợi ích kinh tế đã cố tình vi phạm các quy định của pháp luật.
Công an tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh, Công an các địa phương liên quan, soát xét bến, bãi trên tuyến đường thủy nội địa kinh doanh trái phép, đề xuất UBND tỉnh đình chỉ, tạm đình chỉ một số bến bãi, tập kết bến bãi trái pháp luật, kiên quyết không để tình trạng này tái diễn.
Theo đó, Đại tá Nguyễn Hồng Phong, Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ với các địa phương, đơn vị làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân về các chủ trương, chính sách, quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động khai thác, kinh doanh khoáng sản.
Lực lượng Công an các xã, Công an các huyện Đức Thọ, Nghi Xuân, Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Công an thị xã Hồng Lĩnh, Phòng Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát kinh tế có các biện pháp mạnh, ngăn chặn và kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, qua đó giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực tới tình hình an ninh trật tự, chất lượng môi trường, đảm bảo an toàn giao thông đường thủy và đời sống của người dân; phối hợp các ngành, chính quyền địa phương liên quan ký cam kết, xử lý dứt điểm các bến, bãi tập kết khoáng sản trái phép trên sông La, sông Lam…
Nguồn: Báo Công thương
(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.
Xem chi tiết(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết