Hà Nội: Chiếm đoạt tiền tỷ bằng chiêu thức bán lan đột biến


(CHG) Ngày 29/9, TAND TP. Hà Nội đã mở phiên tòa hình sự so thẩm xét xử nhóm bị cáo lừa bán lan đột biến để chiếm đoạt tiền của nhiều người.

Các bị cáo bị đưa ra xét xử: Quách Văn Hải (SN 1992), Trần Hữu Sỹ (SN 1987), Trịnh Hải Nam (SN 2002) và Đỗ Văn Chung (SN 1987). Các bị cáo đều trú ở thị trấn Hàng Trạm, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình, cùng bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo cáo trạng, Hải và các đồng phạm đã lập ra các tài khoản facebook ảo như “Hải Hoa Lan”, “Vườn Lan Quang Trung”, “Thành Chung”... để rao bán lan đột biến. Chúng đăng tải lên các video, hình ảnh cây “mẹ” và các loại mặt hoa lan đột biến gen thật để quảng cáo.

Chúng cam kết đó là giống lan đột biến Hồng Yên Thủy hoặc năm cánh Hiền Oanh và sẽ “bảo hành cây đến khi ra hoa. Nếu sai cây, sai hoa sẽ thu mua lại theo đúng giá thị trường”. Chúng còn thuê, mượn các địa điểm tại huyện Hoài Đức, quận Long Biên, quận Ba Đình để làm vườn lan phòng trường hợp có khách hành đòi đến tận vườn.

Các bị cáo tại phiên xét xử

Từ tháng 9/2020 - 2/2021, Hải và các đồng phạm đã lừa đảo nhiều nạn nhân, chiếm đoạt tiền tỷ. Nạn nhân bị chiếm đoạt nhiều tiền nhất là anh Ngô Duy L. (TP. Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang) với số tiền hơn 200 triệu. Theo đó, anh Nam đã bị lừa mua lan đột biến giả 2 lần: Lần 1, anh Nam mua 3 cây lan phi điệp với giá 200 triệu. Lần 2, mua 2 cây lan đột biến giả với giá 97 triệu đồng.

Viện kiểm sát xác định: Hải thực hiện 7 vụ lừa bán 18 cây lan đột biến giả cho 6 bị hại, chiếm đoạt 900 triệu. Sỹ thực hiện 8 vụ lừa bán 21 cây cho 2 bị hại, chiếm đoạt 616 triệu. Nam thực hiện 8 vụ lừa bán 21 cây cho 1 bị hại, chiếm đoạt 624 triệu. Chung thực hiện 4 vụ, lừa bán 8 cây cho 3 bị hại, chiếm đoạt 375 triệu.

Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Hải 12 năm tù, bị cáo Chung 6 năm tù, bị cáo Sỹ và Nam cùng 10 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Các bị cáo còn phải bồi thường cho các bị hại số tiền đã chiếm đoạt.

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3